KẾ TOÁN PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh tư vấn thiết kế xây dựng đại phát (Trang 78)

4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận

4.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu

Bảng 4.1: Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 % 2013/2012 %

1.Doanh thu thuần về BH & CCDV 108.315 183.180 164.953 74.865 69 (18.227) (10) 2.Doanh thu hoạt

động tài chính 20 13 7 (7) (37) (6) (43) 3.Thu nhập khác - - 81 - 81 Tổng doanh thu 108.335 183.193 165.042 74.858 69 (18.151) (10)

Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy tổng doanh thu tại Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Đại Phát giai đoạn 2011–2013 được hình thành từ doanh thu thuần BH & CCDV, doanh thu HĐTC và thu nhập khác. Trong đó, doanh thu thuần BH & CCDV chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty.

- Về doanh thu thuần BH & CCDV có nhiều biến động trong ba năm 2011, 2012 và 2013. Doanh thu thuần BH & CCDV của công ty từ năm 2011 đến năm 2012 tăng khá cao, tăng 74.865 triệu đồng, tương đương với 69%. Doanh thu thuần BH & CCDV tăng trong năm 2012 là do sau nhiều năm hoạt động, công ty ngày càng được nhiều khách hàng biết đến, đó là nhờ vào sự nổ lực không ngừng của toàn thể công ty từ cấp lãnh đạo đến đội ngũ nhân viên với mục tiêu chung là đưa công ty ngày càng phát triển hơn để có thể cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Song song đó “chất lượng” là mục tiêu hàng đầu mà công ty muốn đạt được vì thế mà hầu như các hợp đồng đều hoàn thành một cách hoàn hảo, các công trình xây dựng được thực hiện nhanh chóng, đúng thời hạn bàn giao cũng như chất lượng công trình sau khi hoàn thành được đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng trong năm 2012 cũng tăng cao, đồng thời công ty cũng áp dụng các chính sách ưu đãi khách hàng như sau khi dự án được hoàn thành, khách hàng có thể thanh toán trước 50%, số còn lại khách hàng có thể trả chậm. Điều này đã tạo được sự thu hút với nhiều khách hàng. Vì vậy công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng cũng như số lượng công trình được nhận thi công, giám sát nhiều hơn trong năm 2012 làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm tăng

69

cao so với năm 2011. Một nguyên nhân khác là do công ty không ngừng đầu tư vào việc nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên, góp phần làm cho chất lượng công trình được nâng cao, từ đó tạo được sự tin cậy của nhiều khách hàng đối với công ty. Nhưng đến năm 2013 thì doanh thu thuần BH & CCDV có dấu hiệu giảm, giảm 18.227 tương đương với tốc đô giảm là 10%. Doanh thu thuần BH & CCDV giảm là do công ty chịu sự ảnh hưởng của sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước. Đặc biệt là tình hình bất động sản trong nước có phần lắng động, giá bất động sản có xu hướng giảm, trong khi giá cả nguyên vật liệu tăng cao, một số công trình bị đổ vỡ đã làm ảnh hưởng đến công ty, làm cho doanh thu thuần của công ty bị giảm xuống.

-Về doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu thu từ lãi tiền gửi ngân hàng. Doanh thu này có xu hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể như sau: năm 2011 doanh thu HĐTC là 20 triệu đồng, đến năm 2012 giảm xuống còn 13 triệu đồng (giảm 37%). Nguyên nhân là do năm 2012 công ty cần nguồn tài chính để phục vụ hoạt động kinh doanh nên đã rút tiền gửi trước kỳ đáo hạn, nên lãi suất tiền gửi nhận được trong năm 2012 giảm so với năm 2011. Bên cạnh đó lãi suất tiền gửi ngân hàng năm 2012 là 12%/năm, giảm 2% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì doanh thu HĐTC tiếp tục giảm, giảm 6 triệu đồng, tương đương 43% so với năm 2012. Nguyên nhân là do lãi suất tiền gửi giảm chỉ còn 11%/năm ở năm 2013 làm cho nguồn thu nhập từ tiền gửi bị giảm xuống.

- Bên cạnh doanh thu BH & CCDV và hoạt động tài chính thì thu nhập khác cũng là nguồn thu đem lại doanh thu cho công ty. Năm 2011, 2012 công ty không phát sinh nguồn thu nhập khác. Đến năm 2013, công ty có khoản thu nhập khác là 81 triệu đồng, là nguồn thu nhập từ thanh lý tài sản.

Nhìn chung, doanh thu của công ty có được chủ yếu từ doanh thu thuần về BH & CCDV, nên khi doanh thu thuần về BH & CCDV tăng lên dẫn đến tổng doanh thu của công ty cũng tăng theo. Bên cạnh đó doanh thu HĐTC và thu nhập khác tăng lên cũng sẽ góp phần làm tăng tổng doanh thu của công ty. Để có cái nhìn rõ hơn, ta có tình hình doanh thu của công ty sáu tháng đầu năm năm 2013 và năm 2014 như sau:

70

Bảng 4.2: Tình hình doanh thu của công ty sáu tháng đầu năm (2013-2014) Đơn vị tính: triệu đồng.

Chênh lệch Chỉ tiêu Sáu tháng đầu

năm 2013

Sáu tháng đầu

năm 2014 2014/2013 %

1. Doanh thu thuần về BH & CCDV 77.766 73.015 (4.751) (6) 2. Doanh thu hoạt

động tài chính 3,66 3,68 0,02 0,5 3. Thu nhập khác - - - Tổng doanh thu 77.770 73.018 (4.752) (6)

- So với sáu tháng đầu năm trước, năm 2014 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 4.751 triệu đồng, tương đương với tốc độ giảm là 6%. Nguyên nhân là do sản lượng giảm, đồng thời một số công trình đang trong quá trình thi công chưa kịp hoàn thành theo tiến độ để được ghi nhận doanh thu phần nào làm cho doanh thu thuần giảm so với cùng kỳ năm trước.

- Ngược với sự biến động của doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh thu hoạt động tài chính sáu tháng đầu năm 2014 có chiều hướng tăng nhưng không đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ hoạt động tài chính chủ yếu là thu từ lãi tiền gửi ngân hàng. Sáu tháng đầu năm 2014 lãi suất ngân hàng giảm so với sáu tháng đầu năm 2013 nhưng công ty sử dụng nguồn tài chính nhàn rỗi để gửi tiết kiệm nhằm gia tăng nguồn thu cho công ty. Chính vì vậy mà doanh thu tài chính tăng so với sáu tháng đầu năm 2013.

- Công ty còn có một nguồn thu nhập khác nữa là nguồn thu nhập từ thanh lý tài sản. Tuy nhiên, sáu tháng đầu năm 2013 và 2014 không phát sinh nguồn thu nhập khác.

Như vậy, tổng doanh thu của công ty sáu tháng đầu năm 2013 và 2014 được hình thành từ doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính. Trong đó doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong công ty.

4.2.1.2 Phân tích tình hình chi phí

Cùng với sự biến động của doanh thu, thì chi phí cũng biến động theo. Cụ thể, tổng chi phí của công ty từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 73.241 triệu đồng (tăng 70%), đến năm 2013 tổng chi phí giảm 17.695 triệu đồng (giảm 10%). So với năm 2012. Sự biến động của tổng chi phí phụ thuộc vào sự biến động của các khoản: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Cụ thể ta có bảng tình hình chi phí từ năm 2011 đến năm 2013 như sau:

71

Bảng 4.3: Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng. Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 % 2013/2012 % 1. Giá vốn hàng bán 82.265 147.271 136.538 65.006 79 (10.734) (7) 2. Chi phí tài chính 16.524 15.983 12.190 (540) (3) (3.793) (24) 3. Chi phí bán hàng 518 518 748 (0) (0) 230 44 4. Chi phí QLDN 6.065 14.840 11.443 8.775 145 (3.397) (23) Tổng chi phí 105.372 178.613 160.919 73.241 70 (17.695) (10)

- Giá vốn hàng bán: Từ năm 2011 đến năm 2012 chi phí này tăng từ 82.265 triệu đồng lên 147.271 triệu đồng, tức là tăng 65.006 triệu đồng, tương đương tăng 79%. Nguyên nhân làm chi phí này tăng lên là vì số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, làm cho chi phí để sản xuất sản phẩm cũng tăng cao như chi phí mua nguyên, vật liệu, chi phí tiền lương công nhân do phải làm thêm giờ để kịp tiến độ bàn giao, chi phí sử dụng máy thi công…. Qua năm 2013 do sản lượng giảm nên chi phí sử dụng máy thi công, chi phí nhân công đều giảm so với năm trước. Bên cạnh đó, mặc dù giá mua nguyên vật liệu có tăng nhưng lượng nguyên vật liệu nhập kho giảm vì nguyên vật liệu còn tồn kho nên chi phí nguyên vật liệu đầu vào cũng giảm theo. Làm cho giá vốn hàng bán giảm 10.734 triệu đồng, tức là giảm 7% so với năm 2012.

- Chi phí tài chính: chủ yếu là chi phí lãi vay từ ngân hàng. Năm 2011 chi phí này là 16.524 triệu đồng, sang năm 2012 chi phí này giảm còn 15.983 triệu đồng (giảm 3%) so với năm 2011.Từ năm 2012 đến năm 2013, chi phí lãi vay tiếp tục giảm, giảm 3.793 triệu đồng, tương đương là 24%. Nguyên nhân là do lãi suất từ ngân hàng giảm nên lãi vay tiền từ ngân hàng giảm, dẫn đến chi phí lãi vay phải trả ít hơn, phần nào làm ít ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.

-Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng biến động phụ thuộc vào tình hình bán hàng của công ty như chi phí tiếp khách, chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng, …Năm 2012 chi phí bán hàng có xu hướng giảm nhưng giảm không đáng kể so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013, mặc dù doanh thu bán hàng giảm nhưng chi phí bán hàng lại tăng, tăng 230 triệu đồng, tương đương 44% so với năm 2012. Nguyên nhân là do chi phí tiền lương tăng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm tăng. Điều này cho thấy, trong năm 2013 chi phí bán hàng chưa có được quản lý tốt cần siết chặt hơn trong việc quản lý để kết quả kinh doanh của công ty được tốt hơn.

-Chi phí quản lý doanh nghiệp: nguồn chi phí này chủ yếu từ ngân hàng chuyển tiền, chi phí mua ngoài, chi phí nhân công, …. Năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng 8.775 triệu đồng, tương đương 145%,

72

nguyên nhân làm chi phí quản lý tăng lên là do doanh thu trong năm tăng cao làm cho công việc quản lý tốn nhiều chi phí hơn, đặc biệt là chi phí mua ngoài, chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ cho quản lý, chi phí nhân công tăng cao. Đến năm 2013, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty giảm, giảm 3.397 triệu đồng, tương đương 23% so với năm 2012. Ta thấy, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty có sự tăng đột biến ở năm 2012, và tuy có giảm ở năm 2013 nhưng công ty cần kiểm soát và quản lý tốt hơn, để có thể góp phần làm tăng thêm lợi nhuận cho công ty.

Nhìn chung, chi phí hoạt động của công ty có nhiều biến động từ năm 2011 đến năm 2013. Mặt khác, trong từng năm có những chi phí công ty quản lý tốt và cũng có những chi phí công ty quản lý chưa tốt. Để có cái nhìn tổng quát hơn, hãy xem xét tình hình chi phí của công ty sáu tháng đầu năm năm 2013 và năm 2014.

Bảng 4.4: Tình hình chi phí của công ty sáu tháng đầu năm (2013 – 2014) Đơn vị tính: triệu đồng.

Chênh lệch Chỉ tiêu Sáu tháng đầu

năm 2013 Sáu tháng đầu năm 2014 2014/2013 % 1. Giá vốn hàng bán 63.410 59.750 (3.659) (6) 2. Chi phí tài chính 5.935 5.382 (553) (9) 3. Chi phí bán hàng 371 373 2 0,5 4. Chi phí QLDN 5.725 5.374 (351) (6) Tổng chi phí 75.441 70.879 (4.561) (6)

Cùng với chiều hướng biến động của tổng doanh thu, tổng chi phí sáu tháng đầu năm 2014 của công ty cũng có xu hướng giảm, giảm 4.561 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân làm tổng chi phí giảm là do:

- Giá vốn hàng bán giảm so với sáu tháng đầu năm 2013, giảm 3.650 triệu đồng, giảm 6%. Năm 2014 sản lượng bán của công ty giảm xuống, các hợp đồng xây dựng được ký kết trong năm đang được thực hiện chưa đi vào nghiệm thu nên các khoản chi phí hình thành giá vốn như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung chưa được tập hợp làm cho chi phí giá vốn giảm so với cùng kỳ năm trước.

- Sáu tháng đầu năm 2014, chi phí tài chính giảm 553 triệu đồng, tương đương 9% so với sáu tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay giảm xuống.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty giảm, giảm 351 triệu đồng, tức là 6% so với sáu tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp là do chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí mua ngoài giảm, chi phí công cụ, dụng cụ sử dụng cho bộ phận quản lý giảm.

73

Mặc dù, chi phí bán hàng của công ty có tăng trong sáu tháng đầu năm 2014 nhưng tăng không đáng kể, chi phí bán hàng chỉ tăng 2 triệu đồng, tăng 0,5% so với sáu tháng đầu năm 2013. Chi phí bán hàng của công ty chủ yếu là chi phí giới thiệu sản phẩm, chi phí tiếp khách, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận bán hàng.

4.2.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận

Cùng với sự biến động của doanh thu và chi phí thì lợi nhuận của Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Đại Phát giai đoạn 2011 -2013 cũng có những biến động như sau:

Bảng 4.5: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng.

Năm Chênh lệch

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2012/2011 % 2013/2012 %

1. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế kế toán trước thuế

2.963 4.579 4.123 1.616 55 (456) (10) 2. Chi phí thuế TNDN hiện hành 519 801 722 283 55 (80) (10) 3. Lợi nhuận kế

toán sau thuế

2.445 3.778 3.401 1.334 55 (377) (10) Lợi nhuận là chỉ tiêu rất quan trọng, luôn nhận được nhiều sự quan tâm hàng đầu của ban quản trị cũng như các nhà đầu tư đối với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Một công ty cho dù kiếm được doanh thu cao đến đâu, nhưng với kết quả cuối cùng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp thì cũng không xem là thành công được. Trong kinh doanh, lợi nhuận được xem như là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó giúp công ty tồn tại và phát triển. Chính vì thế công ty luôn đề ra chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu cần hướng đến.

Lợi nhuận trước thuế được hình thành từ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Tuy nhiên, năm 2011 và năm 2012 công ty không có khoản thu nhập từ lợi nhuận khác nên lợi nhuận chỉ thu từ hoạt động kinh doanh. Trong năm 2012 lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty là 4.579 triệu đồng, tăng 1.616 triệu đồng, tương đương 55%. Sang năm 2013, tuy công ty có nhận được thu nhập từ lợi nhuận khác nhưng vì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm nên lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty cũng giảm theo, giảm 456 triệu đồng, tương đương 10%.

Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận cuối cùng sau khi đã trừ đi phần thuế thu nhập doanh nghiệp. Do công ty nằm trong đối tượng được hưởng thuế ưu đãi,

74

nên chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phần nào cũng được giảm đi, góp phần làm tăng thu nhập sau thuế của công ty. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 tăng 1.334 triệu đồng, và năm 2012 là năm mà công ty đạt lợi nhuận cao nhất trong ba năm, đến năm 2013 lợi nhuận giảm xuống còn 3.401 triệu

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh tư vấn thiết kế xây dựng đại phát (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)