Nhận xét và tổng kết chiến lược phát triển của Công ty CONINCO trong

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng - CONINCO (Trang 44)

trong giai đoạn 1979 đến nay

Qua tổng kết, phân tích trên cho thấy chiến lược phát triển của Công ty CONINCO có thể tóm lược ở hai giai thời kỳ chính như sau:

Thời kỳ 1979 đến 1994, với vai trò là cơ quan quản lý chuyên ngành về công nghệ, kiểm định xây dựng, chiến lược phát triển của Công ty CONINCO tuân thủ và thực hiện theo chiến lược, quy hoạch phát triển ngành của Nhà nước, của bộ Xây dựng. Theo đó các công việc chủ yếu là phát triển nghiên cứu ứng dụng về tư vấn xây dựng; việc thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng phần lớn chỉ dừng lại ở mức

45

độ thiết kế, thi công xây dựng các công trình nhỏ, cải tạo sửa chữa; chưa đi sâu vào các sản phẩm tư vấn xây dựng chuyên sâu, phức tạp.

Thời kỳ 1994 đến nay, Công ty CONINCO hạch toán độc lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật Công ty Cổ phần. Theo đó chiến lược phát triển của giai đoạn này là: Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tư vấn xây dựng (Tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, kiểm định chất lượng công trình xây dựng và máy móc thiết bị…); tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; nhượng quyền thương mại; triển khai nghiên cứu khoa học; xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh.

2.3. Phân tích môi trƣờng kinh doanh

2.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô

Bảng 2.1: Phân tích môi trƣờng vĩ mô

Chính trị - pháp lý Kinh tế

- Chính trị ổn định làm nền tảng vững chắc cho việc làm ăn kinh doanh. Mặc dù giai đoạn vừa qua, Trung Quốc gây căng thẳng trên Biển Đông, thường xuyên gây rối, phá hoại hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Chính phủ mà kinh tế xã hội nhìn chung vẫn ổn định, môi trường kinh doanh, đầu tư vẫn được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Đây được coi là thế mạnh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

- Chính sách thuế phù hợp. Đảm bảo không bị thất thoát, lãng phí, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.

- Chu kỳ kinh tế của Việt Nam: tần suất chu kỳ khoảng 9~10 năm. Dự báo hiện nay Việt Nam đang ở nửa đầu của chu kỳ kinh tế thứ 4 kể từ sau khi Việt Nam thực hiện đổi mới (năm 1986).

- Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2013: GDP đạt 5,42%. [Tổng Cục thống kê]

- Tỷ lệ lãi suất: Đến cuối năm 2013, lãi suất cho vay phổ biến trong khoảng 8- 11,5%/năm kỳ hạn ngắn và 11,5- 13%/năm trung dài hạn. Trong đó, các lĩnh vực ưu tiên lần lượt là 8-9%/năm & 11-12%/năm và các lĩnh vực khác là 9- 11%/năm & 11,5-13%/năm. Đặc biệt, một số doanh nghiệp có tình hình tài

46 - Chính sách thương mại: Hội nhập và phát triển thương mại với các nước trên thế giới; Thực hiện đổi mới thương mại trên 3 mảng lớn: (i) Các công cụ chính sách thương mại, (ii) quyền kinh doanh ngoại thương, (iii) tự do hóa cơ chế quản lý ngoại hối.

Giai đoạn vừa qua một số bê bối trong các dự án xây dựng sử dụng vốn ODA như dự án đường cao tốc Đông Tây… đã ảnh hưởng lớn đến quan hệ Việt Nam và Nhật Bản; điều đó gây ảnh hưởng đến thị trường tư vấn xây dựng. Tuy nhiên Chính phủ Việt Nam đang có những hướng giải quyết tích cực, xử lý nghiêm minh các hành vi sai trái để thúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ của Việt Nam với bạn bè quốc tế và thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án của ODA.

- Chính sách phân phối của cải xã hội: Kết hợp nhiều hình thức phân phối trong đó phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chính.

- Luật bảo vệ môi trường: Số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

- Luật cạnh tranh và hạn chế độc quyền: Được ban hành ngày 03/12/2004.

chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được vay với mức lãi suất chỉ từ 7- 7,5%/năm.

- Cung tiền: Cung tiền biến động tạo ra nhiều khó khăn cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Lạm phát năm 2013 là 6,04%; đây là mức thấp nhất trong 10 năm vừa qua. - Thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi sáu tháng đầu năm 2013 ước tính là 2,28%, trong đó khu vực thành thị là 3,85%, khu vực nông thôn là 1,57% (số liệu của cả năm 2012 tương ứng là: 1,96%; 3,21%; 1,39%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi sáu tháng đầu năm ước tính là 2,95%, trong đó khu vực thành thị là 1,76%, khu vực nông thôn là 3,47% (số liệu của cả năm 2012 tương ứng là: 2,74%; 1,56%; 3,27%). Như vậy nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

- Tiền lương: Mức lương cơ bản đã tăng lên. Tuy nhiên người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn do giá cả biến động tăng và lạm phát.

47

- Chi phí năng lượng: Việt Nam đặt mục tiêu giảm 20%~30% chi phí năng lượng.

Văn hóa – xã hội Công nghệ

- Tốc độ tăng dân số: giảm, hiện nay dân số Việt Nam khoảng 90 triệu người. - Phân phối thu nhập: Đa dạng, trong đó phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chính.

- Ổn định xã hội.

- Thay đổi lối sống: Tốc độ đô thị hóa nhanh làm thay đổi lối sống của một số bộ phân dân cư.

- Trình độ giáo dục: Tăng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiêu dùng: Hàng hóa đa dạng, nhu cầu tiêu dùng tăng.

- Tuổi thọ: Tăng.

- Ngân sách khoa học công nghệ: Khoảng 2% tổng chi ngân sách.

- Ngân sách của ngành cho nghiên cứu phát triển: ít.

- Tốc độ chuyển giao công nghệ nhanh, đặc biệt là công nghệ thông tin; một số công nghệ cũ không phù hợp thị hiếu, nhu cầu bị thải loại.

- Có nhiều phát minh mới.

Qua phân tích ta thấy:

- Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng thuận lợi tới Công ty CONINCO vì Việt Nam đang ở nửa đầu chu kỳ kinh tế thứ 4; môi trường chính trị ổn định; GDP tăng 5,42% … là các yếu tố thuận lợi cho việc đầu tư phát triển các khu đô thị và các khu công nghiệp mới. Đây chính là môi trường thuận lợi tạo ra rất nhiều cơ hội cho Công ty CONINCO mở rộng thị trường tư vấn, chuyển giao công nghệ xây dựng và gia tăng thêm các ngành nghề kinh doanh mới. Một số biến động chính trị liên quan đến vấn đề Biển đông chưa có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

48

- Các yếu tố lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng, tỷ lệ lãi suất vẫn ở mức cao, khó tiếp cận vay vốn làm cho việc đầu tư kinh doanh gặp khó khăn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và lĩnh vực thi công xây dựng công trình.

2.3.2. Phân tích môi trường ngành

Bảng 2.2: Tổng hợp phân tích ngành 1 Các đặc điểm kinh tế chủ đạo của ngành

1.1 Quy mô thị trường tư vấn xây dựng: Việt Nam, các nước Đông Nam Á và một số nước khác trong khu vực châu Á.

1.2

Quy mô ganh đua cạnh tranh:

- Cạnh tranh chủ yếu về thương hiệu, thị phần tư vấn; - Sự đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ tư vấn; - Chất lượng sản phẩm dịch vụ;

- Nhân lực tư vấn chất lượng cao; - Giá cả; chi phí tư vấn;

- Sự tin tưởng, sự hài lòng của khách hàng, đối tác đối với doanh nghiệp; - Năng lực về công nghệ, thiết bị, tiến bộ khoa học kỹ thuật;

- Khả năng chăm sóc khách hàng…

1.3

Tốc độ tăng thị trường và những nơi ngành đang ở chu kỳ tăng trưởng: Tăng trưởng thị trường theo loại hình, sản phẩm dịch vụ tư vấn như sau:

- Tư vấn giám sát: thị trưởng mở rộng, tăng trưởng nhanh. - Tư vấn thiết kế: thị trường bão hòa, tăng trưởng chậm

- Thi công xây dựng công trình: thị trường bão hòa, nhiều dự án bất động sản đã triển khai nhưng do thiếu vốn, sự đóng băng của thị trường làm trị trường thi công xây dựng có phần trầm lắng.

- Tư vấn kiểm định chất lượng: thị trường phát triển nhanh và mở rộng.

- Các loại hình tư vấn xây dựng khác: tốc độ tăng thị trường ở mức độ trung bình.

1.4 Số các đối thủ cạnh tranh và quy mô tương đối của họ:

49

vấn xây dựng của nhà nước có năng lực chuyên môn và năng lực tài chính cao dẫn dắt thị trường tư vấn xây dựng.

- Các công ty tư vấn xây dựng nhỏ hoạt động trong các thị trường ngách, tư vấn xây dựng cho các công trình nhỏ lẻ. Các công ty này khó có điều kiện cạnh tranh thực hiện tư vấn xây dựng cho các dự án lớn.

- Số lượng các công ty tư vấn xây dựng ngày càng nhiều làm sự cạnh tranh diễn ra gay gắt. Các công ty tư vấn xây dựng nước ngoài có thế mạnh về vốn, kinh nghiệm, năng lực công nghệ, trình độ khoa học kỹ thuật có ưu thế lớn trong việc cạnh tranh tham dự các dự án ODA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5 Số lượng khách hàng: Chủ đầu tư lớn và các khách hàng khác có nhu cầu về tư vấn xây dựng công trình là rất tiềm năng.

1.6 Tính liên kết: Các công ty ở trong chuỗi giá trị có liên kết tiến ở mức độ trung bình.

1.7

Tính dễ dàng của sự gia nhập và rời bỏ: Ngành tư vấn xây dựng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, các cán bộ chuyên môn phải có năng lực chuyên môn tốt. Các đối thủ cạnh tranh cũng tạo một áp lực lớn. Chính vì vậy sự gia nhập của các công ty tư vấn xây dựng vào ngành sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đặc điểm của các dự án thường kéo dài nhiều năm nên đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ muốn rời bỏ ngành cũng gặp nhiều bất lợi.

1.8

Tốc độ thay đổi công nghệ: Tốc độ thay đổi công nghệ xây dựng ở mức độ trung bình. Công nghệ thông tin thường dễ có sự thay đổi. Riêng công nghệ máy móc, thiết bị xây dựng thường thay đổi chậm.

1.9

Ngành có lợi nhuận: Do các yếu tố đầu vào của công tác tư vấn xây dựng chủ yếu tập trung từ chất xám, nguồn nhân lực và máy móc thiết bị nên các doanh nghiệp tư vấn xây dựng thường có vốn điều lệ không lớn. Do vậy viễn cảnh lợi

nhuận tư vấn xây dựng trong ngành cao hơn mức trung bình.

2 Phân tích các lực lƣợng cạnh tranh

2.1 - Trong thị trường tư vấn xây dựng: Công ty CONINCO có các đối thủ cạnh tranh lớn là Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Dân dụng Việt Nam (VNCC),

50

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô Thị Việt Nam (VCC), Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng (CDC), Công ty Cổ phần Tin học và Tư vấn Xây dựng (CIC), Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) và các đối thủ cạnh tranh khác. Mỗi công ty đều có thế mạnh riêng như sau:

+ Công ty CONINCO: Mạnh trong lĩnh vực tư vấn quản lý dự án (trong nước và quốc tế), tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định chất lượng công trình, tư vấn về máy móc, thiết bị xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng công trình. Có năng lực quản lý và năng lực chuyên môn tốt; có năng lực máy móc thiết bị tốt, có phòng Lab thí nghiệm; có năng lực tài chính và thương hiệu mạnh. [14]

+ Công ty VNCC: Mạnh trong lĩnh vực tư vấn quản lý dự án, tư vấn thiết kế xây dựng dân dụng; có năng lực quản lý và trình độ chuyên môn tốt; có năng lực máy móc thiết bị trung bình. Có năng lực tài chính và thương hiệu mạnh. [15]

+ Công ty VCC: Mạnh trong lĩnh vực tư vấn quản lý dự án; Tư vấn thiết kế công nghiệp và đô thị; các mặt khác giống Công ty VNCC. [16]

+ Công ty CIC: Mạnh trong lĩnh vực Tin học xây dựng do xuất phát điểm là Công ty chuyên đào tạo các phần mềm xây dựng như phần mềm thiết kế Sap 2000, Etabs, Save, Microsoft Project… Thời gian gần đây Công ty có mở rộng thêm các loại hình tư vấn xây dựng như tư vấn thiết kế, tư vấn đấu thầu… Tuy nhiên năng lực tư vấn thiết kế và tư vấn đấu thầu còn gặp nhiều hạn chế. [17] + Viện IBST: Đây là Viện đầu ngành về nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật về xây dựng. Điểm mạnh của Viện là có đội ngũ cán bộ có trình độ cao, thực hiện nhiều công tác nghiên cứu ứng dụng cho ngành xây dựng. Tuy vậy, khi bước chân vào thị trường tư vấn xây dựng đầy năng động, Viện vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dự án do những hạn chế từ sức ì cơ chế của Viện nghiên cứu. Thời gian qua, Viện đã thúc đẩy phát triển một số sản phẩm về tư vấn xây dựng như tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát… [18]

- Kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản: Công ty CONINCO có các đối thủ cạnh tranh lớn là Công ty kinh doanh bất động sản VIGLACERA,

51

Công ty CP bất động sản PETROLIMEX… Đây là các công ty có thương hiệu tốt, đội ngũ tư vấn mạnh, năng lực tài chính dồi dào.

- Các lĩnh vực hoạt động khác (trồng rừng, khai thác mỏ…): tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh và đây không phải là thế mạnh của công ty.

Nhận xét: Hiện nay, tốc độ phát triển của ngành xây dựng là nhanh. Nhiều khu đô thị mới đồng bộ, nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên. Đó là dấu hiệu tốt, đánh dấu sự đầu tư đúng hướng của các doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên đó cũng chính là áp lực cho các doanh nghiệp bởi áp lực của việc nợ đọng vốn, khó thu hút huy động vốn đầu tư; muốn tồn tại phát triển, các doanh nghiệp phải nỗ lực để vượt ra được rào cản và những chiến lược cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh.

(Chi tiết tại Bảng 2.3: Tổng hợp thông tin đối thủ cạnh tranh)

2.2

Sự đe dọa của các đối thủ tiềm tàng: Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng gồm: - Các Công ty tư vấn nước ngoài thường có thế mạnh về tài chính, khoa học công nghệ tiên tiến. Do vậy Công ty CONINCO cần phân tích kỹ để tìm ra giải pháp hạn chế như liên kết với một số Tập đoàn xây dựng mạnh nhằm tạo ra hàng rào cản trở xâm nhập đối với họ.

- Các công ty tư vấn nhỏ chuẩn bị thành lập, chưa có thương hiệu tư vấn mạnh thường đe dọa không nhiều tới Công ty CONINCO.

2.3

Cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:

- Sản phẩm xây dựng thường có các đặc trưng riêng biệt của ngành nên việc cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế là không lớn.

- Một số phần mềm thiết kế của các công ty nước ngoài được du nhập vào Việt Nam nhằm giúp đội ngũ kỹ sư tư vấn áp dụng trong lĩnh vực tư vấn xây dựng. Tuy nhiên các phần mềm này được rất ít các doanh nghiệp mua bản quyền sử dụng nên việc triển khai sự dụng các phần mềm mang tính tự động hóa còn nhiều hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4 Sức mạnh của các nguồn cung ứng:

52

Proceq, máy đo độ ồn, Máy Parametrics Epoch III… Đây là các máy móc được cung cấp bởi các công ty của Nhật, Đức, Mỹ.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng - CONINCO (Trang 44)