Phát triển ĐNGV về cơ cấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Biện pháp phát triển đội ngữ giảng viên trường Đại học Tây Nguyên (Trang 46)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.6.3. Phát triển ĐNGV về cơ cấu

Theo Bùi Văn Quân “Cơ cấu là hình thức tồn tại của hệ thống phản ánh cách thức sắp xếp các phần tử, phân hệ và mối quan hệ của chúng theo một dấu hiệu nhất định” [44].

Cơ cấu đội ngũ GV trường đại học được nghiên cứu dựa trên các tiêu chí bao gồm những nội dung sau:

* Cơ cấu đội ngũ GV theo chuyên mơn: tức là tổng thể về tỷ trọng GV của mơn học theo ngành học ở cấp tổ bộ mơn, cấp khoa, nếu tỷ lệ này vừa đủ, phù hợp với định mức thì ta cĩ được một cơ cấu chuyên mơn hợp lý. Nếu thiếu thì chúng ta phải điều chỉnh cho phù hợp để đạt hiệu quả của các hoạt động giáo dục và đào tạo.

* Cơ cấu đội ngũ GV theo độ tuổi: Việc phân tích phát triển ĐNGV theo độ tuổi là nhằm xác định cơ cấu ĐNGV theo từng nhĩm tuổi, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ chức. Trên cơ sở đĩ làm

tiền đề cho việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo và bổ sung bộ máy tổ chức cho phù hợp với xu thế phát triển chung.

* Phát triển cơ cấu ĐGGV theo giới tính: Đây là cơng việc thường xuyên giúp cho các nhà tổ chức tính tới việc bồi dưỡng thường xuyên nhất là đối với ĐNGV nữ luơn chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới (do thời gian nghỉ dạy, do thai sản, do con ốm...). Đây là yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ, những yếu tố này phụ thuộc vào giới tính cá nhân. Vì thế cơ cấu về giới tính khác nhau giữa hai đội ngũ thì biện pháp liên quan đến từng địa phương cũng khác nhau. Do đĩ khi nghiên cứu cơ cấu giới tính về đội ngũ để cĩ những tác động thích hợp nhằm giúp cho các nhà tổ chức định ra cơng tác quản lý đạt hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của từng cá nhân và cả ĐNGV.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận trong và ngồi nước về nội dung phát triển đội ngũ giảng viên, đề tài đã hệ thống hố và sử dụng các khái niệm cơ bản sau:

Phát triển là quá trình vận động làm cho sự vật, hiện tượng biến đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hồn thiện đến hồn thiện hơn, quá trình đĩ làm cho sự vật, hiện tượng gia tăng về qui mơ số lượng và chất lượng.

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình bao gồm tổng thể các phương thức nuơi dưỡng, GD-ĐT, loại hình chính sách và biện pháp nhằm hồn thiện nâng cao chất lượng người lao động đáp ứng yêu cầu về nguồn lực cho sự phát triển KT- XH.

Phát triển ĐNGV là một quá trình thực hiện đồng bộ các khâu từ: dự báo, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và xây dựng các cơ chế chính sách đối với ĐNGV. Nhằm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu trình độ chuyên mơn, ngành nghề đào tạo, vững mạnh về tư tưởng, chính trị, đạo đức thực hiện cĩ hiệu quả mục tiêu đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Biện pháp phát triển đội ngữ giảng viên trường Đại học Tây Nguyên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)