Thực trạng sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn xã San Thàng – thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu. (Trang 80)

5. Bố cục của đề tài

3.3.2. Thực trạng sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra điều tra

3.3.2.1. Tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra

Để đánh giá được tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ, ta đi phân tích các chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng chè…các tiêu chí này được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.13.Tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Loại hình sản xuất Bình quân (n = 60) So sánh Chuyên/kiêm (+)(-) Hộ chuyên (n = 30) Hộ kiêm (n = 30) 1.Diện tích đất chè ha 0,73 0,34 0,53 +0.39

2.Năng suất chè Tạ/ha 234,63 209,93 222,28 +24,7

3.Sản lượng chè tươi Tấn 23,47 21,06 22,26 +241

4. Giá bán chè tươi 1000đ/ha 5.200 5.200 5.200 0 5.Giá trị sản xuất

chè/ha 1000đ 122.044 109.512 115.78 +12.532

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra,2013)

Qua bảng cho thấy, diện tích đất trồng chè giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể, ở nhóm hộ kiêm diện tích chè bình quân của mỗi hộ chỉ đạt 0.34 ha, bằng 46,57% diện tích chè so với hộ chuyên. Nguyên nhân là do các hộ chuyên đều sống bằng nghề làm chè, cho nên hầu hết diện tích đất mà họ có đều được sử dụng để phát triển cây chè. Còn các hộ kiêm (chè + lúa, hoa màu) giữa các loại cây này, họ không coi đâu là cây trồng chính vì thế diện tích đất canh tác của gia đình sẽ dùng để phát triển cả lúa, hoa màu và chè. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà từng hộ sẽ phân bổ nguồn lực đất đai giữa các loại cây trồng sao cho hợp lý nhất.

Năng suất chè búp tươi giữa các nhóm hộ cũng có sự khác nhau rõ rệt.Năng suất chè búp tươi giữa các nhóm hộ kiêm chỉ đạt 209,93 tạ/ha, bằng 89,47% so với hộ chuyên là điều dễ thấy. Chính từ sự chênh lệch khá lớn về diện tích và năng suất dẫn đến sản lượng chè của nhóm hộ chuyên vượt gần ba lần sản lượng chè bình quân ở nhóm hộ sản xuất kiêm.

Chè là loại cây trồng cho thu hái sản phẩm theo thời vụ. Tuy nhiên sản lượng chè búp tươi vào các tháng là không giống nhau kể cả nhóm hộ chuyên và nhóm hộ kiêm. Sự chênh lệch về năng suất và sản lượng giữa các tháng trong thời vụ thu hoạch là do đặc tính của chè quy định.

Thời gian thu hoạch chè trong năm khá dài suốt từ tháng 3 cho tới tháng 12. Sản lượng chè tăng dần qua các tháng. Đầu tháng 3 cho đến cuối tháng 4 là thời gian cho thu hoạch hè xuân, sản lượng chè đạt được còn rất thấp. Sau đó tăng dần lên, nông hộ thực sự bước vào mùa chè tính từ tháng 5.

Sản lượng chè búp tươi tăng lên nhanh chóng, cao điểm tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9. Thời kỳ này cây chè phát triển mạnh cho năng suất tối đa, đòi hỏi người làm chè phải hết sức khẩn trương chăm sóc thu hái cho kịp lứa.

Nhưng có hạn chế cũng là khó khăn chưa thể giải quyết trong giai đoạn này đó là thời tiết mưa nhiều, ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động của nông dân.

Từ tháng 10 trở đi năng suất chè giảm dần và giảm mạnh ở gần cuối tháng 11 đến đầu tháng 12. Hai tháng này sản lượng chè thu được rất thấp lại là chè cuối vụ lên chất lượng cũng kém hơn. Sau đó chè bước vào thời kỳ ngủ đông, thời gian này các hộ thường đốn chè chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới.

Tuy nhiên do đặc điểm chè chủ yếu tính theo các lứa thu hái, ít khi phân chia theo tháng, mà số lứa thu hoạch trong một tháng hay trong một năm của mỗi hộ khác nhau.Do đó kết quả thu được như trên là đã qua điều chỉnh và quy đổi theo từng tháng để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu và phân tích.

3.3.2.2. Chi phí sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra

Trong nông nghiệp, chi phí sản xuất được phân thành chi phí vật chất dịch vụ mua ngoài và chi phí tự có của gia đình.

a. Chi phí vật chất

Đầu tư phân bón và các chi phí vật tư khác là một khâu rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới năng suất chè của nông hộ. Nếu như chỉ biết khai thác mà không có chế độ chăm sóc, bảo vệ đất một cách thích hợp thì đất sẽ bị bạc mầu và thoái hóa một cách nhanh chóng.

Bón phân là một trong những biện pháp chủ yếu làm tăng chất dinh dưỡng cho đất tốt hơn, nếu đầu tư một lượng phân bón hợp lý trong mỗi giai đoạn phát triển của cây chè, ngoài tác dụng bảo vệ đất nó còn làm cho năng suất chè ngày càng tăng cao.

Đi sâu vào nghiên cứu, tình hình đầu tư sản xuất của các nhóm hộ, kết quả thu được cho thấy mức chi phí giữa hai nhóm hộ có sự chênh lệch khá lớn, nhóm hộ chuyên chè có mức chi phí cao hơn hẳn so với nhóm hộ kiêm. Xem bảng 3.14.

Bảng 3.14. Chi phí sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra (tính bình quân cho 1 ha)

Về chi phí trung gian: là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên như nguyên liệu, nhiên liệu và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chè. Chi phí trung gian của nhóm hộ chuyên bình quân là 37.933.600 đ/hộ, trong khi đó ở nhóm hộ kiêm chỉ có 24.950.000 đ/hộ mức chênh lệch khá lớn tới 12.383.600 đ/hộ.

STT Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá (đồng) Hộ chuyên Hộ kiêm Số lượng (kg) Thành tiền (Đồng) Số lượng (kg) Thành tiền (Đồng) I. Chi phí trung gian _ _ _ _ _ _ 1 Giống _ _ _ _ _ _ 2 Vật tư _ _ _ _ _ _ Phân đạm Kg 8.500 1.007 8.559.500 596,6 5.071.100 Phân lân Kg 5.600 1656 9.273.600 1.064,5 5.961.200 Phân kali Kg 13.500 379 5.116.500 244 3.024.000 Thuốc trừ sâu bình 20.000 224 4.480.000 198,5 3.970.000 Thuốc trừ cỏ lít 80.000 30,6 2.448.000 30,7 2.456.000 3 Lao động thuê ngoài Công _ _ _ _ _ Đốn chè Công 100.000 10 1.000.000 10 1.000.000 Thu hoạch Công 120.000 53,8 6.456.000 28,9 3.468.000 II. Chi phí khấu

hao

1 Khấu hao tài sản Năm 12.000.000 5% 600.000 _ _

Đặc biệt về phân bón và thuốc trừ sâu là hai yếu tố đầu tư có sự chênh lệch rõ rệt giữa hai nhóm hộ. Nguyên nhân là do ở nhóm hộ chuyên người ta coi cây chè là cây trồng chính, cuộc sống của họ phụ thuộc trực tiếp vào cây chè vì thế mà các hộ này đều quan tâm chú ý tới việc đầu tư về phân bón và thuốc trừ sâu nhiều hơn hẳn so với hộ kiêm.

Kết quả điều tra cho thấy loại phân bón được sử dụng nhiều nhất là lân ( bình quân một hộ chuyên sử dụng 9.273.600 đồng, còn hộ kiêm chỉ sử dụng 5.961.200 đ/hộ , vì loại phân này kích thích búp, lá chè sinh trưởng mạnh, thường cứ sau mỗi một lứa thì hầu hết các hộ đều tiến hành bón đạm cho chè.

Thuốc trừ sâu cũng là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong trồng trọt, đặc biệt là trong sản xuất chè. Nhưng trên thực tế nghiên cứu ở xã San Thàng nói chung và của 3 bản: Lò Suối Tủng, Xéo Xin Chải, Phan Lìn nói riêng thì hiện nay hầu hết các nông hộ đều quá lạm dụng trong việc sử dụng trong việc sử dụng thuốc trừ sâu (đối với các hộ chuyên bình quân mỗi một hộ sử dụng tới 4.480.000 đ/hộ, còn các hộ kiêm sử dụng 3.970.000 đ/hộ).

Do mục tiêu lợi nhuận đã khiến cho các hộ sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định cả về số lượng và thời gian cho phép. Điều này gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng chè thành phẩm làm giảm uy tín chất lượng chè của xã San Thàng trên thị trường, đồng thời tác động xấu tới môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chính người lao động, nhất là lúc mùa vụ căng thẳng.

Đầu tư là khâu quan trọng, quyết định trực tiếp tới kết quả sản xuất. Để tính được hiệu quả kinh tế thì phải tính đầy đủ chính xác mức đầu tư chi phí cho một diện tích chè cụ thể ( có thể tính trên một sào hoặc một ha). Điều này đòi hỏi những người làm chè phải biết tính toán xem xét để quyết định mức đầu tư thật hợp lý, với mức chi phí thấp nhất có thể được. Tránh lãng phí, đầu tư không hiệu quả, song vẫn đảm bảo năng suất và sản lượng tối ưu. Đây thực sự là một bài toán

khó đối với người sản xuất, yêu cầu buộc họ phải tính toán xem xét vấn đề thật cụ thể, nghiêm túc thì mới có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

b. Chi phí sản xuất tự có của các nhóm hộ

Chi phí tự có của hộ ta chỉ xét công lao động gia đình. Trong hoạt động sản xuất chè thì cây chè là giống cây trồng đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc cao, vốn đầu tư lớn. Hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động gia đình là chính nên các hộ rất chủ động từ khâu chăm sóc đến khâu thu hoạch. Ta đi nghiên cứu bảng sau:

Bảng 3.15. Chi phí lao động gia đình theo các nhóm hộ

(Tính bình quân cho 1ha)

ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Hộ chuyên (n=30) Hộ kiêm (n=30) So sánh hộ chuyên/hộ kiêm (lần) Số lượng (công) Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Số lượng (công) Đơn giá (1000đồng) Thành tiền (1000đồng) Bón phân 40 120 4.800 35 120 4.200 1,14 Trừ cỏ 30 120 3.600 29 120 3.480 1,03 Phun thuốc 60 120 7.200 75 120 9.000 0,8 Thu hoạch 150 80 12.046 413 80 33.040 0,34 Tổng 280 27.646 552 49.720 0,51

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra,2013)

Ở nhóm hộ chuyên trồng chè nhờ áp dụng máy hái trong khâu thu hoạch và quản lý tốt dịch hại tổng hợp trên đồi chè nên số lần phải phun thuốc trừ sâu còn 5 – 6 lần/năm; số lứa hái chỉ còn 6-7 lứa/năm, thời gian mỗi lứa thu hái từ 40-45 ngày tùy theo mùa. Còn ở nhóm hộ kiêm do không áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, lao động thủ công là chính nên công lao động gia đình bỏ ra từ khâu chăm sóc đến thu hoạch rất lớn, lớn nhất là

công thu hái. Đối với các tháng rộ ( tháng 4,5,6,7) hái 3 – 4 lứa/ một tháng; các tháng đầu vụ và cuối vụ (3,10,11) sản lượng thấp chỉ hái 2 lứa/tháng. Một ngày hái chè bằng máy được từ 350-525 kg dẫn đến năng suất lao động tăng từ 4-6 lần, rút ngắn thời gian thu hoạch/ diện tích vì thế hộ chuyên trồng chè tốn ít công lao động và có thêm thời gian chăm sóc vườn chè cũng như các công việc khác để tăng thu nhập cho gia đình. Có sự khác biệt rõ rệt trong công thu hái của nhóm hộ chuyên, công thu hái (12.046 nghìnđ/ha) chỉ bằng 0,36 lần chi phí so với hộ kiêm trồng chè.

3.3.2.4. Kết quả và thu nhập từ sản xuất kinh doanh chè của cácnhóm hộ năm 2013

a. Giá bán chè theo thời gian của nhóm hộ

Bảng 3.16.Giá bán chè theo thời gian của nhóm hộ

Loại sản phẩm

Thời điểm giá đắt nhất

Thời điểm giá ổn định

Thời điểm giá rẻ nhất Bình quân Các tháng Mức giá (đồng) Các tháng Mức giá (đồng) Các tháng Mức giá (đồng) Chè tươi 3,10,11 7.000 7,8,9 5000 4,5,6 3.600 5.200

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra,2013)

Chè là sản phẩm có tính mùa vụ. Tại thời điểm tháng 3 là tháng đầu vụ (hái tạo tán), tháng 10,11 là tháng cuối vụ. Các tháng này chè cho sản lượng thấp, trong khi đó cung người tiêu dùng lại cao nên chè bán được giá cao lên tới 7000đ/kg chè tươi. Chè khác biệt so với một số sản phẩm nông sản khác là nhiều người mua thỳ giá càng cao.

Các tháng 4,5,6 là tháng rộ, chè cho sản lượng nhiều nhất và giá chè cũng ở mức thấp nhất. Mức giá chỉ đạt 3.600đ/kg. Các tháng còn lại giá bình ổn 5.000 đ/kg.

b. Kết quả sản xuất chè của nhóm hộ điều tra Bảng 3.17.Kết quả sản xuất chè của cácnhóm hộ điều tra ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Loại hình sản xuất Bình quân (n=60) So sánh hộ chuyên/hộ kiêm (lần) Hộ chuyên (n=30) Hộ kiêm (n=30) 1.GO 122.066,2 109.512 115.789,0 1,11 2.IC 29.887,0 20.762 25.324,5 1,44 3.VA 92.179,0 88.750 90.164,5 1,04 4.MI 84.127,0 84.286 83.906,5 0,99 5. TC 65.485,0 74.906 69.750,0 0,87 6.Pr 56.581,0 36.486 46.679,0 1,55

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra,2013)

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 GO IC VA MI TC Pr Hộ chuyên Hộ kiêm

Qua biểu đồ ta thấy

GO của một ha chè của nhóm hộ chuyên năm 2013 đạt 122.066 nghìn đồng cao gấp 1,11 lần so với một ha chè của nhóm hộ kiêm chỉ đạt 109.512 nghìn đồng/ha. Tuy nhiên IC đầu tư cho một ha chè của nhóm hộ chuyên cao hơn nhiều so với nhóm hộ kiêm, bởi vì đối với nhóm hộ chuyên cây chè là cây trồng chính, cần đầu tư nhiều phân bón để nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm chè tươi.

VA của 1 ha chè của nhóm hộ chuyên đạt là 92.179 nghìn đồng/ha, cao gấp 1,04 lần so với VA của nhóm hộ kiêm là 88.750 nghìn đồng/ha, đồng thời Pr của việc trồng 1 ha chè chủa nhóm hộ chuyên là 56.581 nghìn đồng/ha cao gấp 1,55 lần so với Pr của nhóm hộ kiêm chỉ đạt 36.486 nghìn đồng/ha.

Giữa các nhóm nhóm hộ việc đầu tư cho sản xuất khác nhau thì kết quả của quá trình sản xuất ra sản phẩm chè tươi cũng có sự khác biệt.

3.3.2.5. Đánh giá HQKT sản xuất chè của các nhóm hộ trong xã

Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất nào, nghề trồng chè cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển của sản xuất chè. Một điều dễ nhận thấy là hộ có quy mô lớn thường là những hộ sản xuất chuyên chè, ở nhóm hộ này cây chè được đầu tư tốt hơn, được chú trọng hơn trong sản xuất. Chính vì lý do đó dẫn đến kết quả là hộ chuyên sản xuất chè có hiệu quả kinh tế cao hơn những hộ kiêm.

Để đánh giá HQKT sản xuất chè tôi tiến hành nghiên cứu Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian (GO/IC, VA/IC, MI/IC, Pr/IC), Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng chi phí (GO/TC, VA/TC, MI/TC, Pr/TC), Hiệu quả kinh tế trên công lao động gia đình (GO/L, VA/L, MI/L, PR/L). Điều đó được thể hiện qua bảng 3.18

Bảng 3.18. Hiệu quả sản xuất 1ha chè của các nhóm hộ Chỉ tiêu ĐVT Loại hình sản xuất Bình quân (n=60) Hộ chuyên (n=30) Hộ kiêm (n=30) 1.GO/IC Lần 4,15 5,46 4.81 2.VA/IC Lần 3,15 4,46 3.81 3.MI/IC Lần 2,88 4,23 3.56 4.Pr/IC Lần 1,94 1,87 1.91 5.GO/TC Lần 1,87 1,52 1,70 6.VA/TC Lần 1,41 1,24 1,33 7. MI/TC Lần 1,29 1,18 1,24 8. Pr/TC Lần 0,87 0,52 0,70 9. GO/CLĐ 1000đ 435,95 198,39 317,17 10. VA/CLĐ 1000đ 329,21 160,78 245,00 11. MI/CLĐ 1000đ 300.45 152,69 226,57 12. Pr/CLĐ 1000đ 202,08 66,10 134,09

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra,2013)

So với IC: GO/IC của các nhóm hộ chuyên và hộ kiêm lần lượt là: 4,15; 5,46 lần. Mặc dù IC của nhóm chuyên là cao nhất, của hộ kiêm là thấp nhất nhưng phụ thuộc vào GO của các nhóm hộ là khác nhau chính vì vậy GO/ IC của hộ kiêm sẽ thu được GO cao nhất, còn hộ chuyên thu được giá trị thấp nhất. Nếu bỏ ra một đồng chi phí thì hộ chuyên thu về được 4,15 đồng, còn hộ kiêm thu về được 5,46 đồng

Nếu tính Pr/TC thì nhóm hộ chuyên và hộ kiêm lần lượt là 0,87; 0,52 lần. Sở dĩ có sự khác biệt này là do hộ chuyên là hộ có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc chè, chính vì vậy họ biết sử dụng một cách có hiệu quả phân bón, thuốc trừ sâu giúp cây có năng suất cao hơn, ngoài ra họ còn sử dụng máy hái chè giúp tiết kiệm chi phí lao động còn những hộ nghèo do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như chưa dám mạnh dạn đầu tư vì vậy

thường sử dụng phân bón thuốc trừ sâu không hiệu quả, năng suất thấp vì vậy mà Pr/TC của nhóm hộ này thấp hơn nhiều so với nhóm hộ chuyên.

Tính cho công lao động: GO của nhóm hộ chuyên đạt 122.066 nghìn đồng/ha, nhóm hộ kiêm là 109.512 nghìn đồng/ha. Đồng thời lợi nhuận/ công

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn xã San Thàng – thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu. (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)