Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn xã San Thàng – thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu. (Trang 42)

5. Bố cục của đề tài

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.4.1.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thông qua các tài liệu, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã, thành phố, phòng nông nghiệp.

Đề tài thu thập các tài liệu như sách báo, tạp chí chuyên ngành, niên giám thống kê, các website của chính phủ và các bộ ngành… có liên quan đến phát triển sản xuất chè.

Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho ta bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn mà người dân gặp phải.

2.4.1.2.Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Cây chè phân bố hầu hết ở các bản của xã, để đánh giá tình hình sản xuất của cây chè trên địa bàn xã San Thàng thì điểm nghiên cứu phải là nơi có diện tích và số hộ trồng chè lớn, đa dạng và phong phú; có điều kiện khí hậu,đất đai,môi trường sinh thái và kinh tế xã hội đặc trưng cho cả vùng. Căn cứ vào tiêu chuẩn trên đề tài chọn địa bàn nghiên cứu tại 3 bản để làm đại diện nghiên cứu cụ thể: Phan Lìn, Lò Suối Tủng, Thành Công.

b. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Xã có 11 bản: San Thàng 1, San Thàng 2, Mới, Trung Tâm, Chin Chu Chải, Lùng Than, Thành Công, Lò Suối Tủng, Xéo Xin Chải, Phan Lìn, Cắng Đắng.

Để khi nghiên cứu tiện cho việc đánh giá, so sánh, đồng thời làm nổi bật tình hình sản xuất của cây chè tôi tiến hành điều tra chọn 3 bản: Lò Suối Tủng, Phan Lìn, Xéo Xin Chải, là 3 bản thuộc bản trọng điểm có quy mô diện tích chè lớn, đại diện nhất cho xã làm điểm nghiên cứu là . Mỗi bản chọn 20 hộ

Với mục tiêu nghiên cứu, tôi lựa chọn 60 hộ nông dân để tiến hành điều tra khảo sát (20 hộ tại Lò Suối Tủng, 20 hộ tại Phan Lìn, 20 hộ tại Xéo Xin Chải), việc lựa chọn hộ là ngẫu nhiên có điều kiện trên cơ sở xắp sếp các hộ tham gia trồng chè theo danh sách của xã, đối tượng điều tra gồm hộ chuyên chè và hộ kiêm lúa – chè.

Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu của xã năm 2013 Tổng số hộ Phân loại hộ Hộ chuyên (hộ) Cơ cấu (%) Hộ kiêm (hộ) Cơ cấu (%)

Xéo Xin Chải 20 10 16,66 10 16,66

Lò Suối Tủng 20 10 16,66 10 16,66

Thành Công 20 10 16,66 10 16,66

Tổng 60 _ _ _ _

c. Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra bao gồm các nội dung sau:

+ Những thông tin căn bản về hộ: Họ tên, địa chỉ của chủ hộ, tuổi, số nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa

+ Các nguồn lực của nông hộ như đất đai, tư liệu sản xuất,vốn

+ Tình hình sản xuất chè của hộ như chi phí sản xuất chè, thu nhập của người sản xuất chè, thị trường tiêu thụ chè của hộ

+ Các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất chè…

Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi “đóng” kết hợp với dạng câu hỏi “mở” cụ thể dễ hiểu để người được hỏi trả lời chính xác, đầy đủ.

d. Phương pháp điều tra: đề tài sử dụng mẫu phiếu điều tra được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin về tình hình sản xuất chè của các hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn xã San Thàng – thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)