Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Lai Châu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn xã San Thàng – thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu. (Trang 36)

5. Bố cục của đề tài

1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Lai Châu

Lai Châu là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Là tỉnh mới được chia tách và thành lập. Tỉnh có 7 huyện và 1 thành phố, đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 84.209,3 ha, trong đó diện tích đất trồng chè là 3.273ha. Hiện tại cây chè được trồng ở 7/8 huyện, thành phố của tỉnh, tuy nhiên diện tích phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở một số huyện như: Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên và thành phố. Cây chè được trồng với quy mô lớn tại tỉnh ta từ những năm 1960 với diện tích trên 1.000 ha tại Phong Thổ (cũ). Từ đó đến nay, cây chè đã khẳng định được là cây trồng lợi thế của tỉnh và chè đã trở thành sản phẩm hàng hóa có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước đem lại lợi ích kinh tế thiết thực, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào trồng chè.

Cùng với sự hỗ trợ tạo điều kiện của Nhà nước, những năm gần đây nhiều giống chè mới giâm bằng cành đã được đưa vào các huyện, thành phố nhằm nâng cao diện tích, năng suất, đồng thời thực hiện xóa đói giảm nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống, mặt khác nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái.

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất chè của tỉnh Lai Châu trong 6 năm gần đây Năm Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn/năm) 2008 2.850 45 17.790 2009 2.960 50 18.000 2010 3.050 60 18.350 2011 3.115 65 19.234 2012 3.226 67 19.875 2013 3.273 70 19.973

(Nguồn:Báo cáo tổng kết ngành NN tỉnh Lai Châu năm 2013)

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Diện tích trồng chè của tỉnh năm 2008 là 2.850 ha, nhưng năm 2013 diện tích trồng chè tăng nhẹ 3.273 ha. Diện tích trồng chè của năm 2013 tăng ít là do chuyển đổi mục đích sử dụng, nhường đất cho việc quy hoạch xây dựng các cơ quan ban nghành của tỉnh và thành phố Lai Châu, khu dân cư. Đặc biệt là đáp ứng nhu cầu đất ở cho việc di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Bản Chát.

Năng suất chè của tỉnh tăng dần qua các năm. Năm 2008 năng suất là 45 tạ/ha, thì đến năm 2013 đạt 70 tạ/ha. Để đạt được những kết quả trên là do Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lai Châu quan tâm vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè, trong đó vấn đề giống được quan tâm hàng đầu, đưa các loại giống chè tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở các địa phương (đặc biệt là các giống chè nhập nội) như: chè Shan, chè Bát tiên, chè Phúc Vân Tiên…có năng suất cao vào sản xuất. Quan tâm đầu tư các công trình thuỷ lợi phục vụ cho tưới tiêu, đầu tư phân bón và và thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh hại.

Tuy nhiên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đồng đều, chưa áp dụng rộng rãi. Nhiều nơi

đầu tư thâm canh chưa được quan tâm, do vậy năng suất và sản lượng chè của tỉnh vẫn còn thấp.

Tình hình tiêu thụ: Trong 6 năm qua (từ 2008 – 2013), tổng sản lượng chè được tiêu thụ đạt trung bình 3.700 tấn chè khô/năm, sản phẩm chè chế biến chủ yếu là chè thô, chè đóng gói được tiêu thụ nội địa hoặc được xuất ủy thác qua các Công ty xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Pakistan nhưng giá bán bình quân thấp [13].

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn xã San Thàng – thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)