Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn xã San Thàng – thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu. (Trang 33)

5. Bố cục của đề tài

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè theo vùng TT Vùng 2000 2013 DT trồng (ha) DT cho sản phẩm (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) DT trồng (ha) DT cho sản phẩm (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Toàn quốc 89.509 72.949 47,2 344.276 131.000 117.400 77,4 908.400 1 TDMNBB 54.838 43.474 46,4 201.767 90.100 80.900 73,8 597.000 2 ĐBSH 4.100 3.221 38,4 12.355 2.000 2.000 55,5 11.100 3 DHBTB 6.664 4.793 40,0 19.187 10.700 8.100 88,9 72.000 4 DHNTB 1.884 1.229 22,0 2.704 400 400 22,0 800 5 TN 21.982 20.189 53,6 108.200 27.800 26.000 87,5 227.500 6 ĐNB 43 43 14,7 63 _ _ _ _ Nguồn: Tổng cục thống kê Ghi chú:

TDMNBB: Trung du miền núi bắc bộ ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng

DHBTB: Duyên hải bắc trung bộ DHNTB: Duyên hải nam trung bộ TN: Tây Nguyên

Từ bảng trên cho thấy cả nước có diện tích năm 2013 là 131.000ha chè các loại, chia thành 5 vùng trồng chè lớn.

Chè được trồng chủ yếu ở vùng Trung du miền núi bắc bộ. Đây là vùng chiếm ưu thế về diện tích, sản lượng và chất lượng so với các vùng chè khác trong cả nước. Tại đây đã hình thành nhiều sản phẩm chè đặc sản truyền thống nổi tiếng như chè Tà Sùa, chè Shan Tuyết, chè Suối Giàng,chè Tân Cương…Hiện nay trồng thử nghiệm nhiều giống chè nhập của Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ có chất lượng cao. Đây là vùng có nhiều lợi thế sản xuất chè so với các vùng khác về điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai, kinh nghiệm trồng và chế biến chè. Năm 2013 cả vùng có diện tích trồng chè là 90.100 ha chiếm 68,8% diện tích cả nước.

Đứng thứ hai về diện tích là vùng Tây Nguyên bao gồm 4 tỉnh trồng chè: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, nhưng chỉ có 2 tỉnh sản xuất chè hàng hóa chính là Lâm Đồng và Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh đứng đầu Tây Nguyên và cũng là tỉnh đứng đầu cả nước về quy mô sản xuất chè.Năm 2000 diện tích chè cả vùng là 21.982 ha nhưng đến năm 2013 tổng diện tích là 27.800ha chiếm 21,2% so với cả nước sau một thời gian dài trồng thử nghiệm chè ở tỉnh Lâm Đồng mà trung tâm là hai huyện Bảo Lộc và Di Linh.

Năng suất tăng liên tục trong những năm qua, và đạt bình quân 72,8 tạ búp tươi/ha năm 2010, năm 2013 đạt 77,4 tạ/ha. Tốc độ tăng năng suất đạt 4,97%/năm. Năng suất, sản lượng tăng liên tục là do giá chè và đặc biệt là thị trường tiêu thụ những năm vừa qua tương đối ổn định, đã kích thích người làm chè đầu tư thâm canh tăng năng suất.

Sản lượng năm 2010 đạt 823,7 ngàn tấn (tăng 10,1%/năm giai đoạn 2000 - 2010), riêng giai đoạn 2000 - 2005, tăng 12,6%/năm. Năm 2013 sản lượng đạt 908.400 tấn, tăng nhẹ so với 2010.

Việt Nam được coi là “cái nôi” của ngành chè thế giới, chất lượng chè ngon, có nền văn hóa trà lâu đời, tuy nhiên mức tiêu thụ chè trong nước lại quá thấp. Theo lãnh đạo Hiệp hội Chè Việt Nam, nước ta hiện có gần 90 triệu dân nhưng mức tiêu thụ chè trong nước chỉ đạt 30.000 tấn chè/năm, nếu tính bình quân theo đầu người chỉ đạt 300gr chè/người/năm. Con số này quá thấp so với tiềm năng của thị trường trong nước. Trong khi đó, mức tiêu thụ chè bình quân theo đầu người ở Trung Quốc đạt hơn 1kg chè/người/năm, ở Nhật Bản đạt 2kg/người/năm, ở các nước Trung Đông đạt hơn 2kg/người/năm, ở Nga, Anh đều đạt trên 2,5kg/người/năm, gấp gần 10 lần mức tiêu thụ chè của Việt Nam.[21]

Vấn đề hiện nay đặt ra đối với việc tiêu thụ chè trong nước là thị hiếu truyền thống và thị hiếu mới của lớp trẻ,của tầng lớp có thu nhập cao, của khách du lịch quốc tế đòi hỏi sản phẩm chè phải nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng tiện lợi, văn minh lịch sự và giá cả hợp lý…đang là thách thức đối với nghành chè. Điều này đặt ra cho ngành chè yêu cầu là phải nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Ở Việt Nam hiện nay chè xanh búp và chè xanh đã qua chế biến được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên người tiêu dùng hiện nay có tâm lý e ngại về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy muốn kích cầu thì người sản xuất và ngành chè cần có biện pháp giảm thiểu dư lượng hóa chất trên các sản phẩm chè.

Về giá cả, giá cả trong những năm qua tương đối ổn định. Giá chè hương (chè Sen, chè Nhài) là 180.000 – 200.000 đồng/kg, chè xanh đặc biệt là 250.000 đồng/kg, chè xanh thường là dưới 100.000 đồng/kg

c. Thị trường xuất khẩu

Sản phẩm của chè có thị trường rộng, ổn định cả trong và ngoài nước. Trà Việt Nam đã được xuất khẩu sang 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, với giá

trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 200 triệu USD/năm. Pakistan là quốc gia nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam. Trung Đông đã trở thành thị trường quan trọng; xuất khẩu vào thị trường Nga cũng đã được phục hồi; Chè Việt Nam cũng đã thâm nhập thị trường Nhật Bản và đặc biệt là Đài Loan với hình thức liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm. Tại các thị trường như Bắc Mỹ và Châu Âu, sản phẩm chè Việt Nam cũng có nhiều triển vọng. Ngoài ra, một số thị trường quan trọng khác như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia cũng đạt mức tăng trưởng khá… Tuy nền kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hoạt động xuất khẩu chè vẫn đạt kết quả tích cực. [17]

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn xã San Thàng – thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)