Tình hình tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã San Thàng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn xã San Thàng – thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu. (Trang 72)

5. Bố cục của đề tài

3.2.4. Tình hình tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã San Thàng

suất cao và sản lượng cao hơn nữa nếu biết cách chọn giống, đầu tư thâm canh hợp lý cho cây chè, cộng với điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi sẽ cho ra sản phẩm chè có chất lượng ngon.

Thu nhập: Người dân ở xã tiêu thụ chủ yếu dưới hình thức chè búp tươi. Năm 2011, doanh thu bán chè trên địa bàn xã San Thàng đạt 12320 triệu đồng. Năm 2012 doanh thu đạt 12776,4 triệu đồng. Đến năm 2013, doanh thu 11628 triệu đồng. Như vậy ta thấy doanh thu từ sản phẩm chè trên địa bàn xã qua 2 năm 2011 – 2012 tăng 456,4 triệu đồng tương ứng 3,7%. Đến năm 2013 thì doanh thu giảm 1148,4 triệu đồng tương ứng 9%.

3.2.4. Tình hình tiêu th chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã San Thàng Thàng

Đầu ra cho sản phẩm là vấn đề được người sản xuất quan tâm hàng đầu. Vì vậy, tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng quyết định đến thu nhập

của người sản xuất và ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển diện tích chè của địa

phương. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1688 ngày 30/12/2011 về việc Phê duyệt Đề án phát triển vùng chè trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015. Đây là tín hiệu vui mở ra cho cây chè toàn tỉnh nói chung, đặc biệt là chè trên địa bàn xã San Thàng nói riêng. Đề án đặt ra chủ trương phân vùng nguyên liệu xã San Thàng cụ thể như sau: Công ty TNHH Chè Tam Đường quản lý 58 ha chè, Doanh nghiệp tư nhân chế biến chè San quản lý 100 ha chè; HTX Thành Gia quản lý 57ha chè 107,6 ha chè [13].

Sơđồ 3.1. Tình hình tiêu thụ chè xã San Thàng

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra, 2013)

Người tiêu dùng trong và ngoài nước - Bản San Thàng 1 - Bản San Thàng 2 - Bản Mới - Xéo Xin Chải - Bản Trung tâm - Bản Chin Chu Chải -Bản Lò Suối Tủng - Bản Lùng Than - Bản Thành Công - Bản Phan Lìn - Bản Cắng Đắng HTX Thành Gia DN tư nhân chế biến chè Shan Công ty TNHH chè Tam Đường Chè tươi

Các tổ chức, doanh nghiệp chế biến trên cơ sở vùng nguyên liệu chè được giao thực hiện việc liên doanh, liên kết với người trồng chè thông qua hợp đồng đầu tư thu mua, chế biến chè búp tươi cho các hộ nông dân theo các hình thức: ứng trước vốn hoặc bán vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống trồng dặm không tính lãi suất; hỗ trợ tập huấn kỹ thuật và mua lại chè búp tươi cho người dân. Quyền lợi và trách nhiệm giữa 2 bên được thể hiện qua hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa và thực hiện dưới sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng có liên quan.

Người trồng chè trên địa bàn xã nhất trí cao với chính sách phân vùng nguyên liệu chè với những ưu điểm vượt trội như: chấm dứt tình trạng tranh mua, tranh bán; doanh nghiệp phụ trách ở khu vực nào chỉ được hoạt động tại khu vực đó. Khi năng suất, sản lượng chè đảm bảo sẽ đáp ứng đủ cho công suất hoạt động của các cơ sở chế biến. Chính vì thế, doanh nghiệp sẽ có đầu vào ổn định và không phải lo lắng nhiều việc sẽ thu mua nguyên liệu ở đâu? khối lượng bao nhiêu? chất lượng chè thế nào?... Về phía nông dân, sản phẩm chè làm ra đã có đơn vị thu mua, không phải tốn công sức tìm nơi tiêu thụ, đồng thời giá cả cũng ổn định theo mức thỏa thuận với doanh nghiệp. Mặt khác, khi có sự ràng buộc với doanh nghiệp, người nông dân cũng được hưởng quyền lợi là được cung ứng nguồn phân bón để đầu tư ngược trở lại. Đây là mấu chốt quan trọng để nâng cao năng suất, sản lượng chè. Từ đó người nông dân yên tâm tập trung vào việc đầu tư công chăm sóc và thu hái sao cho chè có chất lượng tốt nhất.

3.3. Thực trạng sản xuất chè của các nhóm hộđiều tra năm 2013

3.3.1. Tình hình chung ca các nhóm hđiu tra năm 2013

Đất đai là một tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khu vực thuần nông như xã San Thàng, thu nhập của hộ gia đình dựa vào nông nghiệp là chính.

Trên địa bàn nghiên cứu 3 bản Lò Suối Tủng, Phan Lìn, Xéo Xin Chải thì hầu hết các hộ nông dân ở 3 bản chủ yếu canh tác trên DT đất có được của gia đình và đất khai hoang thêm.

Tình hình đất đai của các hộ gia đình thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.9. Tình hình đất sản xuất của các nhóm hộ điều tra

ĐVT: Ha Chỉ tiêu Hộ chuyên Hộ kiêm BQ SL (ha/hộ) Tỷ lệ (%) SL (ha/hộ) Tỷ lệ (%) SL (ha/hộ) Tỷ lệ (%) I. Tổng quỹ đất/hộ 1,36 - 1,25 - 1,31 - 1. Đất thổ cư 0,11 8,09 0,09 7,2 0,1 7,63 2. Đất canh tác 1,25 91,91 0,97 77,6 1,11 84,73

a. Diện tích đất cây hàng năm 0,51 37,5 0,62 49,6 0,57 43,51

- Diện tích đất trồng lúa 0,23 16,91 0,57 45,6 0.4 30,53

- Diện tích đất trồng màu 0,28 20,59 0,05 4,00 0,17 12,98 b. Diện tích đất cây lâu năm 0,74 54,41 0,35 28,00 0,54 41,22

- Diện tích đất chè 0,73 53,67 0,34 27,2 0,53 40,46

- Diện tích đất trồng cây ăn quả 0,01 0,74 0,01 0,80 0,01 0,76

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra,2013)

Qua bảng số liệu 3.9 ta thấy, trong tổng diện tích đất của hộ thì diện tích đất canh tác chiếm tỷ lệ cao nhất. Trung bình diện tích đất canh tác chiếm tới 91,91% ở nhóm hộ chuyên và 77,6% ở nhóm hộ kiêm. Diện tích đất cây hàng năm bình quân của nhóm hộ chuyên chỉ có 0,51 ha/hộ, bằng 82,25% diện tích đất cây hàng năm của nhóm hộ kiêm. Trong đó diện tích đất trồng lúa của nhóm hộ chuyên chỉ đạt 0,23 ha/hộ. Diện tích đất trồng cây lâu năm bình quân của nhóm hộ chuyên là 0,74 ha/hộ, gấp 2 lần diện tích đất cây lâu năm của nhóm hộ kiêm. Diện tích trồng chè chiếm tới 53,67% tổng diện tích đất

canh tác của hộ ở những hộ thuộc hộ chuyên và 27,2% ở những hộ thuộc hộ kiêm. Như vậy, cơ cấu sử dụng đất của 2 nhóm hộ có sự khác biệt rõ rệt.

3.3.1.2. Phương tiện sản xuất chè của cácnhóm hộ điều tra

Phương tiện hỗ trợ sản xuất chè là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động và giảm thiểu được hiện tượng thiếu lao động vào thời điểm rộ chè của hộ.

Để tiến hành sản xuất chè nguyên liệu các hộ sản xuất cần phải trang bị một số dụng cụ chủ yếu phục vụ quá trình sản xuất như: bình phun thuốc, máy hái chè…, đây là những phương tiện sản xuất chính của các hộ gia đình được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.10. Phương tiện phục vụ sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Loại hình sản xuất Tổng (n = 60) Hộ chuyên (n = 30) Hộ kiêm (n = 30)

1.Bình phun thuốc (máy) Cái 30 9 39

-Bình quân/hộ Cái/hộ 1 0.3 1,3

2.Bình phun thuốc tay Cái 0 21 21

- Bình quân/hộ Cái/hộ 0 0.7 0,7

3.Máy hái chè Cái 30 0 30

-Bình quân/hộ Cái/hộ 1 0 1

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra,2013)

Qua bảng 3.10 ta thấy tình hình trang bị phương tiện sản xuất giữa các nhóm hộ là không đều nhau, nhìn chung những công cụ sản xuất có giá trị cao thường tập trung chủ yếu ở nhóm hộ chuyên do hộ chuyên có sự tích lũy cao nên có điều kiện để trang bị công cụ, dụng cụ tốt hơn. Do đó hiệu quả sản xuất của nhóm hộ chuyên cũng cao hơn nhóm hộ kiêm. Cụ thể 100% số hộ chuyên chè có bình phun thuốc sâu bằng máy, giúp đảm bảo sức khỏe và

đúng lịch phun thuốc cho cây. Tất cả các hộ đều có máy hái chè, tuy chất lượng chè búp kém hơn so với hái thủ công song hái chè bằng máy ưu điểm hơn hẳn về năng suất và sản lượng, công lao động.

Ở nhóm hộ kiêm chè chưa chú trọng cơ giới hóa trong sản xuất, tình hình trang bị vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của các nhóm hộ này về số lượng và giá trị còn thấp. Trong tổng số các hộ điều tra chỉ có 9 bình phun thuốc sâu bằng máy và tất cả các hộ đều hái thủ công (hái tay). Các hộ không hề đầu tư máy hái chè do chi phí mua máy hái chè khá đắt tiền (12 triệu đồng).

3.3.1.3. Vốn đầu tư sản xuất của các nhóm hộ

Trong sản xuất chè vốn có ý nghĩa rất quan trọng giúp người sản xuất đầu tư đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu canh tác, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Khả năng cung ứng vốn tốt của nông hộ còn giúp hạn chế, khắc phục những rủi ro bất thường của thời tiết gây ra. Nguồn cung cấp vốn của nông hộ trồng chè là vốn tự có và một phần vay mượn tín dụng nhà nước hoặc tư nhân

Bảng 3.11: Tình hình vốn của các nhóm hộđiều tra

ĐVT: 1000đ

Tiêu chí

Hộ chuyên Hộ kiêm Chung 2 nhóm

Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Vốn tự có 530.000 86,46 462.000 66,28 992.000 75,73 Vốn vay 83.000 13,54 235.000 33,72 318.000 24,27 - Vay ngân hàng 83.000 100 158.000 67,23 214.000 75,79 - Vay khác 0 0 77.000 32,77 77.000 24,21 Tổng vốn 613.000 100 697.000 100 1.310.000 100

Ta thấy rằng việc chủ động vốn của hộ do tích lũy đem lại qua các năm sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn nên việc tích lũy vốn phục vụ sản xuất còn ít. Mức vốn bình quân chung của 2 nhóm là 992.000 nghìn đồng. Trong đó cao nhất là nhóm hộ chuyên với 530.000 nghìn đồng, thấp nhất là nhóm kiêm là 462.000 nghìn đồng. Ta thấy nhóm chuyên đã biết tận dụng các nguồn vốn vay để giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.

Trong nguồn vốn của hộ thì vốn tự có chiếm trên 75,73%, vốn vay chỉ chiếm trên 24,27%. Do thu nhập hàng năm thấp, chi phí, giá thành ngày một tăng nên số vốn quay vòng để tái sản xuất của hộ còn ít. Đa số các hộ đều phải vay vốn để đầu tư sản xuất, hoặc mua vật tư nông nghiệp trả chậm của tổ chức như hội nông dân và sẽ thanh toán cho các tổ chức vào khoảng cuối vụ thu hoạch. Vốn vay từ Ngân hàng chính sách được người dân vay là chủ yếu. Lãi suất ở mức 0,9%/tháng đối với hộ nghèo, từ 1,1 – 1,2%/tháng đối với hộ trung bình. Khi vay vượt mức 30 triệu đồng, các hộ phải tiến hành thế chấp tài sản trong thời gian vay vốn. Ở nhóm hộ kiêm, một số hộ không đủ điều kiện để thế chấp vay ngân hàng hoặc tìm được sự giúp đỡ của anh, em, bạn bè, tổ chức khác nên nguồn vay khác ở nhóm hộ này là 77 triệu đồng.

Mức vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của các chủ hộ nông dân khác nhau giữa các nhóm hộ. Do mức trang bị công cụ, dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất của nhóm hộ khá cao, nên hộ chuyên chủ động được trong quá trình sản xuất của mình, dẫn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ chuyên là tương đối cao, chính vì vậy khả năng tích lũy tiền mặt cũng lớn hơn nhóm hộ kiêm.

3.3.1.4. Nguồn nhân lực của các nhóm hộ điều tra

Nguồn nhân lực chính để duy trì việc sản xuất chè tại địa phương là lao động chính trong gia đình, tất cả các quy trình từ khâu sản xuất đến tiêu thụ được người dân tận dụng sức lao động gia đình là chính. Vì vậy nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sản xuất chè của người dân. Nghiên

cứu phân tích nguồn lực trên cơ sở phân tích và đánh giá các chỉ tiêu: Tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ, quy mô nhân khẩu, quy mô lao động chính, lao động trồng chè của hộ.

Bảng 3.12. Tình hình nhân lực sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ chuyên Hộ kiêm Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Số hộ điều tra Hộ 30 _ 30 _

2. Tổng số nhân khẩu Người 119 100,00 128 100,00

Nam Người 53 44,54 56 43,75 Nữ Người 66 55,46 72 56,25 3. Tổng số lao động Lao động 80 100,00 89 100,00 Lao động trồng chè Lao động 65 81,25 81 91,01 Lao động khác Lao động 15 18,75 8 8.99 4. Tuổi chủ hộ BQ Tuổi 44,76 _ 38,16 _ 5. Trình độ văn hóa TB Lớp 10,13 _ 6,28 _ 6. NKBQ/hộ Khẩu/hộ 3,96 _ 4,26 _ 7. LĐBQ/hộ Lao động 2,67 _ 2,96 _

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra,2013)

Về quy mô nhân khẩu:

Tổng số nhân khẩu điều tra là 247 khẩu. Trong đó, khẩu trong độ tuổi LĐ là 169 khẩu, chiếm 68,42% tổng số nhân khẩu điều tra, còn lại 31,58% là ngoài độ tuổi LĐ. Trong hai nhóm được điều tra thỳ nhóm hộ thuộc hộ kiêm có tổng số nhân khẩu lớn hơn so với nhóm hộ chuyên là 9 khẩu. BQ nhân khẩu/hộ của 2 nhóm điều tra lần lượt là 3,96 và 4,26. Điều này cho thấy số nhân khẩu của mỗi hộ của hai nhóm hộ chuyên và kiêm gần như tương đương nhau và nằm ở con số được coi là tương đối cao. Đối với nhóm hộ chuyên, tỷ lệ nam trong tổng số nhân khẩu chiếm 44,54% trong khi đó tỷ lệ nữ chiếm 55,46%; còn với nhóm hộ kiêm thì tỷ lệ đó lần lượt là 43,75% và 56,25% . Như vậy, trong tổng số hộ điều tra thì tỷ lệ nam và nữ chênh lệch nhau không lớn lắm.

Về lao động:

LĐ là nhân tố quan trọng quyết định đến kết quả và HQ sản xuất kinh doanh của các hộ trồng chè. Qua bảng số liệu 3.12 ta thấy, bình quân lao động/hộ ở hộ kiêm là 2,96 lớn hơn so với hộ chuyên là 2,67. Tỷ lệ LĐ tham gia sản xuất chè của hai nhóm hộ khác biệt nhau rõ nét. Ở nhóm hộ chuyên chiếm 81,25% trong tổng số LĐ còn đối với nhóm hộ kiêm thỳ chiếm tới 91,01%. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của hộ điều tra tương đối ổn định và bảo đảm. Tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm vẫn còn nhưng không nhiều.

Về tuổi của chủ hộ:

Độ tuổi bình quân chủ hộ của nhóm hộ chuyên là 44,76 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc kinh doanh và sản xuất chè trong mỗi hộ. Còn ở nhóm hộ kiêm độ tuổi bình quân của chủ hộ là 38,16 tuổi, thấp hơn so với hộ kiêm nên vốn hiểu biết và kinh nghiệm về cây chè có thể sẽ không bằng nhóm hộ chuyên.

Về trình độ của chủ hộ:

Bên cạnh yếu tố tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chung còn thấp chỉ từ cấp I đến cấp III, không có trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên. Trong đó trình độ cấp III chiếm đa số, ở nhóm hộ chuyên số năm đi học bình quân của chủ hộ là 10,13 cao hơn nhóm hộ kiêm là 6,26. Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong mỗi gia đình. Những chủ hộ được học tốt hơn, nhận thức cao hơn, do vậy họ có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn cũng như khả năng quản lý và tìm ra các phương án trồng chè tốt hơn và có hiệu quả hơn. Như vậy, trình độ văn hóa sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất chè của mỗi hộ.

3.3.2.1. Tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn xã San Thàng – thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu. (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)