Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn xã San Thàng – thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu. (Trang 29)

5. Bố cục của đề tài

1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới

1.2.1.1. Tình hình chung

Hiện nay trên thế giới có 58 nước phát triển sản xuất chè ở các quy mô khác nhau tập trung nhiều nhất là ở Châu Á có 20 nước (chủ yếu là ở Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Indonexia, Nhật Bản, Việt Nam...) với diện tích chiếm khoảng 80% diện tích chè toàn thế giới. Tiếp đó là đến Châu Phi có 21 nước, châu Mỹ có 12 nước, châu Đại dương có 3 nước, châu Âu chỉ có Nga, Bồ Đào Nha.[21]

Cũng như trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu chè, mặc dù chè có trong phạm vi tiêu thụ rộng, nhưng cũng chỉ tập trung khối lượng lớn ở khoảng 26 nước. Theo ITC (Hội đồng chè thế giới), tiêu thụ chè tập trung ở 11 nước Châu Á ( lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật; các quốc gia hồi giáo ở Trung Cận Đông); 6 nước ở Châu Phi, 5 nước ở Châu Âu ( đứng đầu là Anh và Ireland), 3 nước ở Châu Mỹ và Châu Đại Dương.

Một điểm quan trọng khác là phần lớn sản lượng chè trên thế giới được tiêu dùng ngay ở các quốc gia sản xuất chè, như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ có 45% tổng sản lượng chè thế giới được bán ra ngoài. Về nhập khẩu chè, nếu năm 2000, toàn thế giới nhập 1.343 triệu kg thì đến năm 2013 đã đạt 1.675 triệu kg. Tổng giá trị nhập khẩu toàn thế giới 5 năm gần đây ước từ 3 – 5 tỷ USD/năm. Hiện tại, 5 quốc gia nhập khẩu chè đứng đầu trên thế giới bao gồm: Ai Cập (107.586 tấn), các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất UAE (109.575

tấn), Hoa Kỳ (116,746 tấn), Vương quốc Anh (157.593 tấn), Liên Bang Nga (181.859 tấn).Giá chè nhập khẩu trung bình trên thế giới 3,8 USD/kg [21].

Một đặc điểm nổi bật trong nghành chè đó là mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia trồng chè và có sản lượng chè cao nhất thế giới, nhưng phần lớn được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, phần còn lại được xuất khẩu. Hiện Kenya là quốc gia xuất khẩu đứng đầu trên thế giới (326.641 tấn), kế đến là Sri Lanka (318.329 tấn), Trung Quốc (299.789 tấn), Ấn Độ (203.207 tấn) và Việt Nam (104.700 tấn) [18]. Tốc độ tăng sản lượng xuất khẩu của toàn thế giới đạt 3,3% năm trong giai đoạn 2005 đến 2012.

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế

giới năm 2012 STT Tên nước Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ khô/ha) Sản lượng khô (tấn) 1 Trung Quốc 1.513 11.334 1.714.902 2 Ấn Độ 605 16.529 1.000.000 3 Srilanka 221.969 14.867 330.000 4 Indonesia 122.500 12.253 150.100 5 Việt Nam 115.963 18.704 216.900 6 Kenya 190.600 19.380 369.400 Thế giới 3.275.990 14.707 4.818.118 ( Nguồn: http://faostat3.fao.org, 2014) 1.2.1.2. Một số nước sản xuất chè điển hình trên thế giới

Năm nước có diện tích trồng chè lớn nhất là: Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Việt Nam và Indonesia chiếm 75% và nếu kể thêm Kenya nữa thì 6 nước này chiếm tới 80% diện tích chè thế giới.

Sri Lanka là nước sản xuất chè truyền thống, với quy mô công nghiệp rất sớm, với tiến độ phát triển nhanh. Đến nay, diện tích đạt hơn 221.969 ha, tổng sản lượng 330.000 tấn. Năng suất sản lượng chè thấp,trong số 4 quốc gia xuất khẩu chè hàng đầu thế giới, năng suất chè của Sri Lanka đứng thứ 3, đạt 1.306kg/ha (năm 2013), thấp hơn nhiều so với Ấn Độ và Kenya. Nguyên nhân do giống chè cũ,độ tuổi của vườn chè cao. Điều này dẫn đến giá thành chè Sri Lanka cao hơn các đối thủ cạnh tranh.

Chè là một trong những thế mạnh về xuất khẩu và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Sri Lanka, chiếm đến 60% lợi nhuận trong các ngành xuất khẩu, 88% tổng số lao động nông nghiệp của quốc gia này. Chè mang lại hơn 1.48 tỷ USD/năm. Xét về kim ngạch xuất khẩu thì Sri Lanka vẫn là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhờ tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao (chè gói và chè hộp) trong khi xuất khẩu chè dạng rời giảm đi. Chính phủ Sri Lanka đã có rất nhiều chính sách nhằm phát triển nghành chè của đất nước này. [19]

b. Kenya

Kenya được coi là quốc gia phát triển nhanh về diện tích chè trên thế giới, so với các cường quốc chè như Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, mặc dù chè mới chỉ được trồng ở Kenya từ năm 1903, hơn 50 năm sau diện tích đã tăng tới 190.600 ha (2012). Chè được phát triển tại 7 vùng phía Đông và 8 vùng phía Tây thung lũng Rifl Valley. Năng suất chè rất cao, đứng đầu thế giới, bình quân 19,380 tạ khô/ha.

Kenya cũng là quốc gia trồng chè lớn nhất Châu Phi, sản phẩm chè Kenya chiếm lĩnh các thị trường tiêu thụ quan trọng nhất của thế giới, trong đó Anh là 32,1%; Pakistan 30,5%; Ai Cập 17,8%. Hầu hết chè của Kenya được xuất khẩu dưới dạng chè đen CTC.Kenya là quốc gia đứng đầu về sản lượng xuất khẩu, nhưng chủ yếu xuất khẩu chè đen dạng rời, nên giá trị tăng không cao.

Chè của Kenya được canh tác chủ yếu ở qui mô trang trại gia đình (chiếm 80%) và chỉ 20% được trồng trên qui mô lớn. Các vườn chè quy mô trang trại

gia đình thuộc diện quản lý của Cơ quan phát triển chè Kenya (KTDA). Những đồn điền quy mô lớn hiện thuộc sở hữu của các công ty đa quốc gia. Năng suất tại những đồn điền lớn này thường gấp 2 lần so với năng suất tại các trang trại hộ gia đình. [19]

c. Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những cái nôi của cây chè, cũng là nước sản xuất chè lâu đời. Đến nay, Trung Quốc là nước có tổng diện tích chè lớn nhất thế giới (1.513 nghìn ha, năm 2012). Chè được trồng tập trung ở khu vùng lưu vực sông Dương Tử (2 tỉnh Hồ Nam và Giang Tô), các tỉnh ven biển Đông Nam (Chiết Giang, Phúc Kiến) và các tỉnh Vân Nam, Hà Nam, Sơn Tây. Với phân bố địa lý rất rộng và các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất khác nhau nên sản phẩm cũng rất đa dạng. Hiện có trên 1000 giống chè được trồng ở Trung Quốc. . Nhưng năng suất chè của Trung Quốc còn ở mức khiêm tốn với 11,33 tạ/ha, cho thấy khả năng thâm canh trong sản xuất chè còn hạn chế so với ngành sản xuất chè của thế giới nói chung và của Ấn Độ nói riêng và đặc biệt là so với Kenya. Năng suất của Kenya gấp 2,3 lần so với Trung Quốc.

Trung Quốc là nước sản xuất chè xanh lớn nhất thế giới (75% thị phần chè xanh thế giới,sản lượng khoảng 500.000 tấn/ năm), đồng thời cũng Trung Quốc cũng là nước đứng đầu thế giới về sản lượng chè với hơn 1,7 triệu tấn. Để có được điều này thì Trung Quốc đã tăng một lượng lớn diện tích trồng chè lên con số hơn 1,5 triệu ha. Dù xuất khẩu chỉ chiếm gần 40%, tiêu dùng trong nước rất lớn nhưng vì dân số quá đông và chỉ có 20% dân cư thường xuyên uống chè, nên bình quân tiêu thụ đầu người cũng khá thấp 1kg chè/người/năm.

Sự phát triển mạnh mẽ ngành chè Trung Quốc gắn liền với việc phát triển sản xuất các danh trà như: Long Tỉnh Tây Hồ, Long Đỉnh Khai Hóa, Kinh Sơn Trà Dư Hàng, Huệ Minh Trà, Giang Sơn, Lộc Mẫu Đơn…Hơn chục năm trở lại đây, kể từ năm 2000, tổng sản lượng danh trà tăng hơn 4,3 lần (1.200 loại danh trà) và tổng giá trị danh trà tăng gần 7,7 lần. Tỷ lệ sản

lượng danh trà so với tổng sản lượng sản xuất ra tăng từ 5% lên tới 21% và tỷ lệ giá trị danh trà so với tổng giá trị sản lượng tăng từ 24% lên tới 62%.

Điều đáng quan tâm đó là tuy danh trà chỉ chiếm khoảng 40% tổng sản lượng chè của Trung Quốc nhưng chiếm tới trên 70% giá trị tổng sản lượng. [19] Tại khu vực Đông Nam Á, Indonnesia là nước có ngành chè phát triển mạnh. Với diện tích 122,500 ha Inđônêxia đã cho sản lượng 0,15 triệu tấn vào năm 2013 chiếm 8,7% sản lượng chè toàn thế giới.

Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu chè và đã xuất khẩu sang 110 nước trên thế giới (2010) với diện tích 115,963 nghìn ha.

1.2.2. Tình hình sn xut và tiêu th chè Vit Nam a. Diện tích, năng suất, sản lượng chè cả nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn xã San Thàng – thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu. (Trang 29)