5. Bố cục của đề tài
1.3.4. Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu kinh nghiệm về sản xuất và tiêu thụ chè của các quốc gia sản xuất chè lớn trên thế giới, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để giúp sản phẩm của ngành chè có thể sản xuất tốt và thâm nhập thành công, vững chắc trên thị trường thế giới như sau:
Thứ nhất, hệ thống luật lệ, hệ thống chính sách phát triển ngành chè cần phải hoàn chỉnh, hợp lý và dài hạn.
Đối với ngành chè Kenya, với 80% diện tích thuộc sự quản lý của Cơ quan phát triển chè Kenya, động lực để phát triển các loại chè khác nhau, giá trị gia tăng cho sản phẩm chè là rất thấp. Kết quả là mặc dù chè của Kenya có hương vị đặc trưng, rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới và nếu so về chất lượng, tính đặc trưng không thua kém so với chè của Sri Lanka, nhưng kim ngạch xuất khẩu chè của Sri Lanka lại cao hơn của Kenya cho dù quy mô sản lượng xuất khẩu chè của Kenya cao hơn so với Sri Lanka
Điều đó cho thấy, để phát triển ngành chè và thâm nhập vững chắc thị trường thế giới, ngoài hệ thống luật lệ rõ ràng, cần có hệ thống chính sách phát triển ngành chè dài hạn và phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới.
Thứ hai, khi thâm nhập thị trường thế giới, ngành chè cần đa dạng hóa sản phẩm, phương thức chế biến và đa dạng hóa thị trường. Chú trọng phát triển các loại chè mang lại giá trị gia tăng cao.
Kinh nghiệm từ Sri Lanka cho thấy, sản phẩm chè của những quốc gia này rất có sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, phương thức chế biến sản phẩm và các sản phẩm chè giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng khá cao.
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển danh trà, thông qua xây dựng thương hiệu cho các danh trà, ngành chè Trung Quốc đã nâng cao khả năng cạnh tranh của những sản phẩm này và nâng cao giá trị gia tăng cho chè.
Thứ ba, cách tổ chức quản lý ngành chè cần hết sức chặt chẽ, khoa học. Để tạo ra một sản phẩm chè thành phẩm, liên quan đến rất nhiều khâu như trồng, chế biến, đấu trộn, đóng gói và tiêu thụ.Từ kinh nghiệm của Sri Lanka cho thấy để tạo ra được uy tín về thương hiệu, uy tín về chất lượng của ngành chè trên thị trường thế giới, quan trọng nhất là cách tổ chức quản lý hết sức chặt chẽ, khoa học giữa các khâu canh tác, công nghiệp chế biến, kho tàng, hệ thống phân phối sản phẩm.
Thứ tư, hệ thống kiểm soát chất lượng cần được hoàn thiện.
Kinh nghiệm của các nước sản xuất chè cho thấy, không chỉ xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đối với chè thành phẩm, mà còn phải xây dựng các tiêu chuẩn đối với việc trồng chè, thu hoạch,chế biến, đóng gói. Ngoài ra, phải thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả từ khâu trồng, thu hoạch,chế biến đến xuất khẩu.
Thứ năm, hệ thống cơ sở hạn tầng, kho tàng, cơ sở chế biến hoàn chỉnh. Từ kinh nghiệm của các nước sản xuất chè cho thấy, để ngành chè phát triển và tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm chè, phải có hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống kho tàng, cơ sở chế biến công nghệ hoàn chỉnh và đồng bộ.
Ngoài ra, kinh nghiệm của Kenya cho thấy quốc gia này chủ yếu chú trọng đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, kho tàng…để vận chuyển lá chè tươi đến nhà máy chế biến được nhanh chóng. Trong khi đó chưa chú trọng nhiều trong việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm chè.
Do đó, khi đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, kho tàng phục vụ cho ngành chè cũng phải tính đến việc đầu tư cho các hệ thống cơ sở cần thiết để phát triển ngành chế biến, đóng gói.
Thứ sáu, xây dựng đội ngũ quản lý doanh nghiệp có trình độ kinh doanh trong nghành chè và đội ngũ chuyên gia trong các ngành có liên quan.
Theo kinh nghiệm của Sri Lanka, bên cạnh những yếu tố thuận lợi cho ngành chè như đất đai, thổ nhưỡng, đặc trưng của chè, yếu tố mang lại thành công quan trọng là đội ngũ quản lý của doanh nghiệp có trình độ, có năng lực kinh doanh và có sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia trong các ngành nghề có liên quan như quảng bá thương hiệu, xây dựng thương hiệu…
Thứ bảy, cần có cơ quan, tổ chức chuyên nghiệp thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho ngành chè như quảng bá sản phẩm chè tại thị trường nước ngoài, thu nhập thông tin về sản phẩm, sự thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng, nghiên cứu chuyên sâu về ngành chè như công nghệ chế biến, phát triển các sản phẩm mới.
Kinh nghiệm này có thể rút ra bài học từ các quốc gia xuất khẩu chè như Sri Lanka, Kenya. Theo đó những quốc gia này thường có các trung tâm nghiên cứu về chè. Tại Kenya, lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu về nhân giống, dinh dưỡng cho chè, quản lý vườn cây, quản lý thu hoạch…Tuy nhiên tại Sri Lanka, lĩnh vực nghiên cứu mở rộng hơn, tập trung nghiên cứu về phương thức chế biến, đóng gói, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng. Do đó khi thành lập các trung tâm nghiên cứu cũng phải đa dạng hóa lĩnh vực nghiên cứu và phải có đủ nguồn lực cần thiết để các trung tâm này hoạt động.
CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn xã San Thàng- thành phố Lai Châu- tỉnh Lai Châu.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn do vậy đề tài chỉ dừng lại ở mức nghiên cứutrên địa bàn xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
2.1.1.2.Phạm vi về thời gian nghiên cứu
+ Số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây
+ Số liệu thống kê của xã San Thàng từ năm 2011-2013 + Số liệu điều tra các hộ sản xuất chè năm 2013
+ Thời gian điều tra từ tháng 1/2014 – 5/2014
2.2. Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè
Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn xã San Thàng những năm gần đây, qua đó tính toán hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh chè của các hộ điều tra
Đánh giá chung những mặt thuận lợi, khó khăn trong sản xuất chè
Một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè trên địa bàn xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng về sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã San Thàng thành phố Lai Châu?
Có yếu tố, nguyên nhân chủ yếu nào ảnh hưởng?
Cần có những định hướng và các giải pháp chủ yếu nào để sản xuất chè của xã phát triển nhanh, vững chắc và đạt hiệu quả kinh tế cao ?
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thông qua các tài liệu, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã, thành phố, phòng nông nghiệp.
Đề tài thu thập các tài liệu như sách báo, tạp chí chuyên ngành, niên giám thống kê, các website của chính phủ và các bộ ngành… có liên quan đến phát triển sản xuất chè.
Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho ta bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn mà người dân gặp phải.
2.4.1.2.Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Cây chè phân bố hầu hết ở các bản của xã, để đánh giá tình hình sản xuất của cây chè trên địa bàn xã San Thàng thì điểm nghiên cứu phải là nơi có diện tích và số hộ trồng chè lớn, đa dạng và phong phú; có điều kiện khí hậu,đất đai,môi trường sinh thái và kinh tế xã hội đặc trưng cho cả vùng. Căn cứ vào tiêu chuẩn trên đề tài chọn địa bàn nghiên cứu tại 3 bản để làm đại diện nghiên cứu cụ thể: Phan Lìn, Lò Suối Tủng, Thành Công.
b. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Xã có 11 bản: San Thàng 1, San Thàng 2, Mới, Trung Tâm, Chin Chu Chải, Lùng Than, Thành Công, Lò Suối Tủng, Xéo Xin Chải, Phan Lìn, Cắng Đắng.
Để khi nghiên cứu tiện cho việc đánh giá, so sánh, đồng thời làm nổi bật tình hình sản xuất của cây chè tôi tiến hành điều tra chọn 3 bản: Lò Suối Tủng, Phan Lìn, Xéo Xin Chải, là 3 bản thuộc bản trọng điểm có quy mô diện tích chè lớn, đại diện nhất cho xã làm điểm nghiên cứu là . Mỗi bản chọn 20 hộ
Với mục tiêu nghiên cứu, tôi lựa chọn 60 hộ nông dân để tiến hành điều tra khảo sát (20 hộ tại Lò Suối Tủng, 20 hộ tại Phan Lìn, 20 hộ tại Xéo Xin Chải), việc lựa chọn hộ là ngẫu nhiên có điều kiện trên cơ sở xắp sếp các hộ tham gia trồng chè theo danh sách của xã, đối tượng điều tra gồm hộ chuyên chè và hộ kiêm lúa – chè.
Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu của xã năm 2013 Xã Tổng số hộ Phân loại hộ Hộ chuyên (hộ) Cơ cấu (%) Hộ kiêm (hộ) Cơ cấu (%)
Xéo Xin Chải 20 10 16,66 10 16,66
Lò Suối Tủng 20 10 16,66 10 16,66
Thành Công 20 10 16,66 10 16,66
Tổng 60 _ _ _ _
c. Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra bao gồm các nội dung sau:
+ Những thông tin căn bản về hộ: Họ tên, địa chỉ của chủ hộ, tuổi, số nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa
+ Các nguồn lực của nông hộ như đất đai, tư liệu sản xuất,vốn
+ Tình hình sản xuất chè của hộ như chi phí sản xuất chè, thu nhập của người sản xuất chè, thị trường tiêu thụ chè của hộ
+ Các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất chè…
Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi “đóng” kết hợp với dạng câu hỏi “mở” cụ thể dễ hiểu để người được hỏi trả lời chính xác, đầy đủ.
d. Phương pháp điều tra: đề tài sử dụng mẫu phiếu điều tra được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin về tình hình sản xuất chè của các hộ gia đình.
2.4.2.Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
+ Đối với thông tin thứ cấp:
Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, xắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập các bảng biểu.
+ Đối với thông tin sơ cấp:
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.
2.4.3.Phương pháp phân tích thông tin
2.4.3.1.Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của xã và tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của nông hộ sản xuất chè, kết quả và hiệu quả sản xuất của nông hộ sản xuất chè năm 2013.
2.4.3.2. Phương pháp phân tổ thống kê
Đề tài được phân tổ theo hai tiêu chí: hộ chuyên sản xuất chè và hộ kiêm sản xuất chè.
Phân tổ các mẫu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản về tình hình sản xuất và HQKT sản xuất của các hộ trồng chè trong xã.
2.4.3.3. Phương pháp so sánh
Được áp dụng để so sánh kết quả và HQKT sản xuất chè giữa các nhóm hộ chuyên và kiêm trong đầu tư sản xuất. Từ kết quả so sánh tôi rút ra nhận xét, kết luận và làm cơ sở để đưa ra các khuyến cáo cũng như các giải phá phù hợp.
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất chè quá trình sản xuất chè
2.5.1. Những chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng của quá trình sản xuất chè
a. Chỉ tiêu diện tích trồng chè
Diện tích trồng chè là diện tích thực tế có gieo trồng chè nhằm thu hoạch thành phẩm ngay trên diện tích đó. Đây là chỉ tiêu gián tiếp phản ánh quy mô sản xuất chè hay chính là khối lượng chè được tạo ra. Bởi vì, diện tích đất đai lớn thì khả năng khai thác đất phục vụ cho sản xuất chè nhiều, quy mô sản xuất lớn và ngược lại.
b. Chỉ tiêu về năng suất
Năng suất chè là lượng chè thu được trên một đơn vị diện tích trong một thời gian nhất định. Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn đánh giá được thực trạng sản xuất của một địa phương hay một cơ sở sản xuất kinh doanh thì người ta xem xét đến năng suất cây trồng. Như vậy, tìm hiểu được năng suất thực tế của cây chè ở địa phương, thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất.
c. Chỉ tiêu về sản lượng
Sản lượng chè là toàn bộ khối lượng chè thu được trên toàn bộ diện tích gieo trồng trong vụ hoặc trong năm. Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong việc phản ánh về mặt lượng của quá trình phát triển sản xuất chè.
2.5.2. Những chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất chè trình sản xuất chè
2.5.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ của sản xuất
- Số tuyệt đối: Diện tích, năng suất, sản lượng chè từ năm 2011 – 2013 của xã San Thàng
- Số tương đối: So sánh cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng chè qua các năm
2.5.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ
- Giá trị sản xuất của hộ (GO – Gross Output): được xác định là giá
trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm chè được sản xuất ra (thường là một năm) trên một đơn vị diện tích.
P Q i n i i GO=∑ × =1 Trong đó:
GO: Tổng giá trị sản xuất Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i Pi: Giá bán sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (IC – Intermediate Cost): là toàn bộ chi phí vật
chất thường xuyên và dịch vụ trong một thời kỳ sản xuất của hộ (không bao gồm trong đó giá trị lao động, thuế, chi phí tài chính, khấu hao). Trong quá trình sản xuất chè chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, bảo vệ thực vật, cung cấp nước…
IC = ∑ Cj
Trong đó:
Cj là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất ra sản phẩm thứ j
- Giá trị gia tăng (VA – Value Added) là phần giá trị tăng thêm của người
lao động khi sản xuất ra một đơn vị diện tích (chè thường tính trong 1 năm) VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI - Mix Income) là thu nhập thuần tuý của người sản xuất, đảm bảo cho đời sống và tích lũy cho người sản xuất. Bao gồm thu nhập của công lao động (lao động chân tay và lao động quản lý) và lợi nhuận thu được khi người sản xuất trên từng cây trồng trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất.
MI = [VA - (A +T)]
Trong đó: A: Giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ T: Giá trị thuế nông nghiệp (nếu có)