VIÊM GAN DO THUỐC

Một phần của tài liệu Nội 1 - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 71)

- YẾU TỐ NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:

1. ĐỊNH NGHĨA

VIÊM GAN DO THUỐC

1. ĐẠI CƯƠNG:

Thuốc là một trong những nguyên nhan gây tổn thương cho gan. Có hơn 900 loại

thuốc, độc chất và thảo dược có thể gây độc cho gan, có đến 20 – 40% trường hợp suy

gan tối cấp. Các thuốc được khuyến cáo nên kiểm tra chức năng gân khi dùng Pirocicam, diclofenac, aspirin, pyrazine, fluconazole, itraconazole, dapsone, isoniazide, rifampin, labetatol, amiodarone, atorvastatin, nicotinnic, acid, valproic, carbamazepine, phenytoin, tocapol, rosiglitazone, pioglitazone, methotrexate, propylthiouraci, acetaminophen...

2. CHẨN ĐOÁN:

2.1. Lâm sàng

Làm các Xét nghiệm: CTM, Ure, creatinin, điện giải đồ, AST, ALT, GGT, ECG,

làm siêu âm, CT Scan.

- Biểu hiện của viêm gan do thuốc thay đổi rất nhiều, từ tình trạng tăng men gan

không triệu chứng đến tình trạng suy gan tối cấp.

- Bệnh sử thuốc đã dùng: liều dùng, đường dùng, thời gian sử dụng, thuốc đã dùng

trước đây, dùng nhiều thuốc cùng lúc. Cũng cần hỏi để loại trừ những nguyên nhân khác gây viêm gan.

- Một số biểu hiện ngoài gan của một số thuốc gây viêm gan:

+ Chlorpromazine, phenylbutazone, thuốc mê gốc halogen, sulindac: sốt, nổi ban, tăng

eosinophine.

+ Hội chứng Dason – Sulfone: sốt, nổi ban, thiếu máu, vàng da. + INH, halothane: biểu hiện giống viêm gan cấp do virus.

+ Erythromycine, amoxicilline – clavulanic acid: biểu diện vàng da tắc mật.

+ Phenytoin, carbamazepine, phenobarbital: tam chứng sốt, nổi ban, tổn thương gan. + Clofibrate: đau cơ, yếu cơ, tăng men creatine kinase.

+ Amiodarone, nitrofurantoin: liên quan đến tổn thương phổi.

+ Muối vàng, methoxyflurance, penicillamine, paraquat: liên quan đến tổn thuơng thận.

+ Aspirin: hội chứng Reye.

+ Thuốc ngừa thai, rifampin: vàng da nhẹ.

2.2. Cận lâm sàng:

- AST, ALT tăng: AST đặc hiệu cho gan hơn ALT, giúp chẩn đoán và theo dõi diễn tiến bệnh. ALT tăng 2 – 3 lần ngưỡng bình thường nên thận trọng theo dõi thường xuyên hơn nếu vẫn dùng thuốc, ALT tăng 4 – 5 lần nên ngưng thuốc đang dùng.

- Alkaline phosphat tăng, albumin giảm nhẹ, bilirubin tăng, TQ kéo dài.

3. ĐIỀU TRỊ

- Ngưng các thuốc độc gan.

- Giảm hấp thu thuốc ở đường tiêu hóa bằng rửa dạ dày, than hoạt tính.

- Điều trị nâng đỡ, bù hoàn nước – điện giải, điều chỉnh rối loạn thăng bằng kiềm

toan.

- Vitamin K: 10mg/ngày (tiêm bắp).

- Theo dõi sinh niệu, chức năng gan thận, huyết động, tim mạch.

- Dùng thuốc đối kháng trong ngộ độc Acetaminophen: Dùng N-acetylcystein (NAC) trong vòng 10h sau khi uống Acetaminophen (sau 24h hiệu quả không cao nhưng

+ Đường uống:

 Liều khởi đầu: NAC 140mg/kg.

 Liều duy trì: 70mg/kg mỗi 4h trong vòng 72h (tất cả 17 điều):

 Lấy máu kiểm tra nồng độ Acetaminophen, nếu còn ở mức gây độc

(>300mg/dl) thì tiếp tục điều trị. Khi giải độc bằng đường uống không nên dùng than hoạt.

 Nếu không rõ thời gian uống, hay bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc gan cao hơn (nghiện rượu, bệnh gan)  Liều thuốc bắt đầu thấp hơn.

+ Đường tĩnh mạch (Fluimicil tiêm): chỉ định trong trường hợp rối loạn tiêu hóa hay chỉ định ban đầu dùng than hoạt.

 Liều 150mg/kg pha trong 250ml Glucose 5% truyền trong 15 – 30 phút.  Sau đó 50mg/kg pha trong 500ml Glucose 5% truyền trong 4h.

 Sau đó 100mg/kg pha trong 1000ml Glucose 5% truyền trong 20giờ.

 Truyền liên tục cho đến khi hết Acetaminophen trong máu.

 Dị ứng hiếm gặp: Nổi mẩn, co thắt phế quản, sốc phản vệ có thể gặp trong lúc

truyền N-Acetylcystein tĩnh mạch.

+ Dạng khí dung:

Một phần của tài liệu Nội 1 - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 71)