ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ NGOẠI KHOA

Một phần của tài liệu Nội 1 - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 44)

- YẾU TỐ NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ NGOẠI KHOA

1. Mục tiêu điều trị:

- Ngăn ngừa các tình huống rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, tăng đường

huyết, dị hóa đạm, rối loạn điện giải bằng cách ổn định mức đường huyết chấp nhận được trước mổ là 108 – 180 mg/dL (6-10 mmol/L) và phải duy trì mức đường huyết này cho tới

sau phẫu thuật.

- Kết hợp kiểm soát tình trạng tim mạch và biến chứng mạn của ĐTĐ

1.1. Phác đồ tiếp cận

Bước 1: đánh giá tổng quát để lập kế hoạch điều trị, bao gồm:

- Xác định mức độ phẫu thuật

+ Phẫu thuật lớn: bệnh nhân phải nhịn ăn hơn 4 giờ sau mổ hoặc cuộc mổ kéo dài > 2 giờ,

xâm phạm vào các xoang cơ thể, thay khớp hông toàn bộ và dự đoán mất nhiều máu.

+ phẫu thuật nhỏ: bệnh nhân có thể ăn trở lại bình thường 4 giờ sau mổ hoặc cuộc mổ kéo dài < 2 giờ, không xâm phạm vào các xoang cơ thể, không thay khớp hông toàn bộ và dự đoán không mất nhiều máu.

- Xác định bệnh nhân ĐTĐ típ 1 hoặc típ 2

- Xác định tình trạng kiểm soát đường huyết

+ Kiểm soát kém (đường huyết > 180 mg/dL):  nếu mổ khẩn: chuyển ngay sang bước 2

 nếu không khẩn: hoãn mổ, kiểm soát đường huyết bằng insulin cho ổn định và sau đó

chuyển sang bước 2

+ Kiểm soát tốt (đường huyết < 180 mg/dL): chuyển sang bước 2

Bước 2: nên xếp lịch mổ đầu tiên vào buổi sáng và xử trí theo phác đồ sau

Phác đồ 1: áp dụng trong trường hợp phẫu thuật nhỏ và kiểm soát đường huyết tốt (< 180

mg/dL)

Thời kỳ ĐTĐ típ 1 ĐTĐ típ 2

Tiền phẫu Không cần dùng thuốc Dùng thuốc như bình thường cho đến ngày trước mổ, ngoại trừ:

- Metformin ngưng 1 ngày trước

mổ

- Sulfonylurea tác dụng dài ngưng 2 ngày trước mổ (Chlorpropamid,

Glybyrid)

Ngày mổ Không ăn sáng, không chích

Insulin

Đo đường huyết 1 giờ trước mổ, sau đó:

- Nếu mổ < 1 giờ: đo 1 lần trong và ngay sau mổ

- Nếu mổ > 1 giờ: đo mỗi giờ cho đến khi mổ xong.

Sau mổ, đo mỗi 2 giờ cho đến khi ăn lại được và sau đó mỗi 4 giờ

Không dùng thuốc hạ đường huyết Đo đường huyết 1 giờ trước mổ, sau đó:

- Nếu mổ < 1 giờ: đo 1 lần trong và ngay sau mổ.

- Nếu mổ > 1 giờ: đo mỗi giờ cho đến khi mổ xong

Sau mổ, đo mỗi 2 giờ cho đến khi ăn lại được.

Hậu phẫu Khi ăn lại như bình thường, tiêm

dưới da liều insulin thường dùng

Khi ăn lại như bình thường, dùng thuốc hạ đường huyết liều như cũ. Phác đồ 2: áp dụng trong trường hợp phẫu thuật lớn hoặc phẫu thuật nhỏ có tình trạng

kiểm soát đường huyết kém (> 180 mg/dL)

Thời kỳ ĐTĐ típ 1 ĐTĐ típ 2

Tiền phẫu Dùng thuốc như bình thường cho đến ngày trước mổ, ngoại trừ:

- Metformin ngưng 1 ngày trước mổ

- Sulfonylurea tác dụng dài ngưng 2 ngày trước mổ (Chlorpropamid,

Glybyrid)

Ngày mổ Ngưng tất cả thuốc hạ đường huyết uống và insulin tiêm dưới da. Đo đường huyết (và K máu) 1 giờ trước mổ, sau đó:

- Nếu mổ < 1 giờ: đo 1 lần trong lúc mổ và 1 lần tại phòng hồi sức.

- Nếu mổ > 1 giờ: đo mỗi giờ cho đến khi mổ xong và 1 lần tại phòng hồi

sức

Sau mổ, đo mỗi 2 giờ tại phòng hậu phẫu

Dùng bơm tiêm insulin (UI/giờ), liều lượng tùy vào kết quả đường huyết

mg/dL (mmol/L) < 90 (5.0): liều 0 UI/giờ

91 – 180 (5.1 – 10.0): liều 1 UI/giờ

181 – 270 (10.1 – 15.0): liều 2 UI/giờ

270 – 360 (15.1 – 20.0): liều 3 UI/giờ

360 (20.0): liều 6 UI/giờ và xem lại (nếu đường huyết khó giảm, nên

tăng liều insulin theo mỗi mức đường huyết hoặc tiêm TM insulin regular 3-5UI)

Nếu dùng insulin liều cao, thường cần tốc độ truyền insulin cao hơn

Dùng thêm Glucose 5% hoặc 10% pha với 10 mEq KCl vào mỗi 500ml

dịch truyền với tốc độ 100 mL/giờ

Hậu phẫu Khi ăn lại như bình thường, ngưng

dịch truyền

Dùng insulin regular tiêm dưới da

3-4 lần trong ngày với liều bằng

tổng liều insulin đã dùng trong

ngày trước mổ.

Có thể tăng giảm cho đến khi đạt

mục tiêu đường huyết

Khi ăn lại như bình thường, ngưng

truyền insulin và dùng thuốc hạ đường huyết liều như trước mổ

Một phần của tài liệu Nội 1 - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)