DO TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP NẶNG

Một phần của tài liệu Hồi sức tích cực và chống độc Nhi - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 67)

C HẾ ĐIỀU TRỊ

DO TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP NẶNG

1. Nguyên nhân:

Tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con hệ ABO, Rh Tan máu do thiếu men G6PD, Alpha Thalassemia Trẻ sanh non

Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn bẩm sinh Đa hồng cầu

Ngạt

Các chứng tắc ruột

Con của người mẹ bị tiểu đường Suy giáp

2. Chẩn đoán: Dựa vào lâm sàng:

Vàng da xuất hiện sớm trước 24 giờ tuổi

Vàng da tăng nhanh: Bilirubin tăng > 8µmol/l/giờ

Vàng da kèm theo các dấu hiệu khác như: li bì, nôn, bú kém, thân nhiệt không ổn định, có cơn ngưng thở.

Vàng da kéo dài > 7 ngày đối với trẻ đủ tháng và > 15 ngày với trẻ thiếu tháng Dựa vào cận lâm sàng:

Đối với trẻ đủ tháng khỏe mức Bilirubin có thể là 25 – 30 mg/dl Đối với trẻ thiếu tháng 10 – 20 mg/dl

3. Điều trị:

Cung cấp đủ nước và năng lượng qua cho bú hoặc truyền tĩnh mạch Glucose 10% 60 – 100 ml/24g để gan có đủ acid Glucuronic

Tăng gắn kết Bilirubin GT với Albumin: Albumin 1 – 2 g/kg Chiếu đèn: là phương pháp đơn giản, hiệu quả, an toàn

Chỉ định: vàng da sớm, vàng da lan rộng đến tay, chân, hoặc Bilirubin ≥ ở trẻ non tháng

Thay máu:

Để giảm nhanh Bilirubin trong máu, ngăn Bilirubin không đến ngưỡn độc cho thần kinh, có thể điều chỉnh thiếu máu và sự sản xuất Bilirubin bằng cách lấy đi một lượng kháng thể và hồng cầu nhạy cảm

Chỉ định:

Lâm sàng vàng da sậm đến lòng bàn tay, bàn chân (trẻ < 1 tuần tuổi) + bắt đầu có biểu hiện thần kinh ( li bì, bú kém) hoặc

Mức Bilirubin GT > 20 mg/dl + bắt đầu có biểu hiện thần kinh hoặc Sơ sinh non tháng: Bilirubin > 1% CN

Chọn nhóm máu để thay:

- Trường hợp bất đồng nhóm máu hệ Rh: chọn nhóm máu “O”, Rh- giống mẹ - Trường hợp bất đồng nhóm máu ABO: chọn nhóm máu “O” giống mẹ và huyết tương cùng nhóm với con để giảm lượng kháng thể Anti A, hoặc Anti B

- Nếu không biết nhóm máu mẹ thì chọn nhóm máu O - Nên chọn máu mới lấy trong vòng 3 ngày

- Nếu không có máu toàn phần thì chọn hồng cầu lắng “O” và huyết tương tươi “AB” tỉ lệ HCL/HTT = 2/1

- Thể tích máu thay 160 ml/kg Đường thay máu:

Tĩnh mạch rốn

Động mạch rốn, ĐM quay, ĐM mu chân, ĐM chày sau Calcigluconat 10% 1 ml/ 125 ml máu

Heparin 1 UI/ml để tráng ống Biến chứng:

Nhiễm trùng

Biến chứng mạch máu: thuyên tắc mạch Rối loạn đông máu

Rối loạn điện giải, thăng bằng kiềm toan Rối loạn đường huyết

Viêm ruột hoại tử: nên cho ăn sau thay máu 8 giờ Trụy tim mạch do tốc độ bơm máu quá nhanh

387

Một phần của tài liệu Hồi sức tích cực và chống độc Nhi - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 67)