ĐẶT CATHETER ĐỘNG MẠCH RỐN

Một phần của tài liệu Hồi sức tích cực và chống độc Nhi - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 43)

V. TIÊU CHUẨN XUẤT VIỆN: Hết sốt 2 ngày, tỉnh táo.

5. ĐIỀU TRỊ  Nguyên t ắc:

ĐẶT CATHETER ĐỘNG MẠCH RỐN

1. Chỉ định:

Kiểm tra khí máu thường xuyên hoặc liên tục Theo dõi HA ĐM liên tục

Thay máu

Chụp phim theo dõi hình ảnh học mạch máu Hồi sức (TMR ưu tiên hơn)

2. Chống chỉ định:

Bằng chứng của bất thường mạch máu tại chổ hoặc chi dưới/ mông Viêm ruột hoại tử Viêm phúc mạc Nhiễm trùng rốn Thoát vị rốn 3. Các bước tiến hành: Chuẩn bị dụng cụ: Catheter ĐMR: 3,5 F

Catheter dùng cho thay máu: loại có lỗ bên

Dụng cụ khác: dao mổ, kim chỉ khâu, kiềm Kelly, ống tiêm, ba chia, dung dịch NaCl 0,9%, khăn lổ, gạc.

4. Thủ thuật:

- Ước chừng chiều dài của catheter cần đưa vào Đo chiều dài vai rốn

Công thức: CN (kg) x 3 + 9

Nhớ cộng thêm chiều dài của cuống rốn

- Tráng catheter với NaCl 0,9%, giữ bơm tiêm với NaCl 0,9% gắn với catheter trong lúc làm thủ thuật

- Dùng Kelly thẳng giữ đầu kẹp rốn và lau sạch cuống rốn, sát trùng rốn và da bụng xung quanh 3 – 4 cm với dung dịch chlorhexidine, không dùng Alcohol. Trẻ < 1000g không dùng iodine

Chuẩn bị vùng da đặt catheter là 1 trong những phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng liên quan đến catheter

Không để dung dịch tràn vào vùng dưới lưng trẻ vì có thể gây bỏng da, đặc biệt ở trẻ rất nhẹ cân

- Trải khăn sạch có lổ quanh rốn và thêm 1 khăn sạch lên bụng xung quanh rốn - Buột 1 vòng chỉ quanh chân rốn. Đảm bảo vừa đủ chặt để duy trì cân bằng nội môi nhưng không quá chặt không thể đặt catheter vào. Trong vòng 6 – 12 giờ sau sanh, có nguy cơ xuất huyết từ ĐM khi rốn bị cắt.

- Giữ rốn thẳng với Kelly, dùng dao mổ cắt ngang rốn cách bề mặt da 2 – 2,5 cm

- Giữ mặt cắt khô và nhận dạng mạch máu: TMR thành mỏng duy nhất

2 ĐMR nhỏ hơn thành dày

- Nong 1 ĐMR bằng 1 nhíp cong đặc biệt, nong dãn ĐM từ từ, đưa vào 1 nhánh nhíp, sau đó nong dãn và đưa thêm 1 nhánh nhíp

- Đưa catheter vào ĐM nhẹ nhàng. Tắc nghẽn có thể gặp ở thành bụng trước hay ở bàng quang. Với áp lực vừa phải và kéo rốn về phía đầu trẻ nhằm kéo thẳng ĐMR khi nó gập khúc đuôi trong thành bụng trước ngay dưới rốn

- Cố định catheter với chỉ 3 0 bằng cách may chỉ quanh nền rốn, tránh may da, tạo nút thắt an toàn

- Duy trì catheter: truyền dd Heparin pha NaCl 0,9% 0,5 – 1 ml/giờ (1UI/ml) lưu catheter ĐM & kiểm tra hình dạng sóng ĐM. Rút catheter khi có biểu hiện giảm lưu lượng máu ĐM đùi hoặc hình dạng sóng ĐM bị nhiễu.

- Đảm bảo đường ĐM đánh dấu phân biệt bằng mực màu đỏ - Vị trí đầu catheter: bằng X quang

Vị trí cao: T6 – T9, nằm trong ĐM chủ xuống

Chi dưới có thể trắng bệch hay tím tái, tăng HA thường gặp, tần suất xuất huyết trong não thất tăng

Vị trí thấp: L3 – L4, trùng với chổ phân nhánh ĐM chủ ở đầu tận cùng trên L4 và dưới các nhánh chính của ĐM chủ.

5. Biến chứng: Catheter sai vị trí:

Thủng ĐMR, máu tụ và chảy máu ĐM ngược dòng

Hạ đường huyết kháng trị với đầu catheter đối diện trục celiac Thủng phúc mạc

Túi phình giả

Di chuyển đầu catheter do thay đổi chu vi bụng Liệt dây thần kinh toạ

Đặt vào ĐM chậu trong hay chậu ngoài Catheter bị uốn cong lại do vướng trong lớp nội mạc

Tai biến mạch máu:

Co thắt ĐM đùi gây tím chân và ngón chân

Sự thành lập huyết khối do cục máu đông hay khí trong hệ thống truyền Thuyên tắc liên quan đến:

ĐM đùi → thiếu máu chi, hoại thư, mất chi hoặc liệt tứ chi ĐM thận → tăng HA, tiểu máu, suy thận

ĐM mạc treo → thiếu máu nuôi ruột, VRHT ĐM chủ → suy tim sung huyết

Giả hẹp eo ĐM chủ Liên quan đến dụng cụ:

Chảy máu do chổ nối đứt vô ý hoặc do chổ nối hở Mảnh vở trong catheter và cắt ngang qua catheter Nút nội mạch trong catheter

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 363

Một phần của tài liệu Hồi sức tích cực và chống độc Nhi - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)