C HẾ ĐIỀU TRỊ
TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT SƠ SINH
1. Đại cương:
Tăng đường huyết sơ sinh là khi mức ĐH > 145 mg% (8,3 mmol/l) ở bất cứ thời điểm nào. Thường gặp ở nhóm trẻ rất nhẹ cân dinh dưỡng TM toàn phần, hoặc trẻ bệnh
Tăng ĐH thường không có TCLS đặc hiệu
Hậu quả của tăng ĐH là tăng nồng độ thẩm thấu máu, gây đa niệu thẩm thấu (xảy ra khi nồng độ thẩm thấu máu > 300 mOsm/l). Cứ đường máu tăng 18 mg% thì nông độ thẩm thấu máu tăng 1 mOsm/l. Hậu quả là mất nước và xuất huyết não. 2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây tăng ĐH:
Truyền dung dịch đường nồng độ cao
Tiểu đường sơ sinh thoáng qua (50% TH tiểu đường ss)/ nhẹ cân đủ tháng. Nhóm trẻ này cần điều trị Insulin từ vài tuần đến vài tháng
Nhiễm trùng
Sau phẩu thuật, trẻ bệnh, trẻ rất nhẹ cân 3. Xử trí tăng ĐH sơ sinh:
Khi ĐH > 180 mg%
- Giảm truyền tốc độ Glucose mỗi 2 mg/kg/ph mỗi 4 – 6 giờ (giảm nồng độ đường, không giảm tốc độ dịch)
- Truyền Insulin ngoại sinh:
Chỉ định: khi ĐH vẫn > 250 mg% với tốc độ truyền Glucose 3 – 4 mg/kg/ph Liều: 0,01 – 0,2 UI/kg/giờ (TTM) hoặc 0,1 – 0,2 UI/kg/mỗi 6 giờ (TDD)
Nếu ĐH > 250 mg%→ tăng dần tốc độ truyền Insulin. Theo dõi ĐH mỗi 30 ph – 1 giờ cho đến khi ĐH < 180 mg%
Nếu ĐH < 180 mg% → ngưng truyền Insulin. Theo dõi ĐH mỗi 1 – 3 giờ vì có nguy cơ hạ ĐH hoặc tăng ĐH tái phát
Nếu ĐH < 40 mg% → ngưng truyền Insulin. Xử trí tình trạng hạ ĐH. Tăng tốc độ truyền Glucose thêm 2 mg/kg/ph. Theo dõi ĐH mỗi 1 – 3 giờ vì có nguy cơ tăng ĐH tái phát.
4. Dinh dưỡng:
Cần nuôi ăn sớm cho trẻ sau sanh ngay khi có thể. Nuôi ăn qua tiêu hóa giúp bài tiết các hormone mà kích thích bài tiết Insulin
Lưu ý:
Không được truyền dung dịch Glucose < 4,7%
Nên giảm ĐH 1 cách từ từ để tránh tình trạng chuyển dịch nhanh dịch trong cơ thể
Cần tráng dd Insulin đã pha vào dây truyền và 3 chia
Cần tìm tốc độ truyền Glucose thích hợp cho trẻ, tránh tình trạng ĐH không ổn định
Cần theo dõi Kali máu mỗi 6 giờ khi truyền Insulin
Cách pha Insulin: 2,5 UI/kg Insulin regular pha với 25 ml NaCl 0,9% TTM 1 ml/giờ = 0,1 UI/kg/giờ
385