Về nhận biết và phân biệt nợ xấu
Hiện nay vẫn còn tình trạng các TCTD che dấu nợ xấu, muốn xử lý đƣợc nợ xấu thì phải nhận biết đƣợc nợ xấu. Muốn vậy NHNN cần triển khai thực hiện phân loại nợ theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN đúng lộ trình để thống nhất việc phân loại nhóm nợ các khách hàng, tránh trƣờng hợp các ngân hàng hiện nay vẫn giấu nợ xấu, thông qua điều chỉnh xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp vay vốn. Hiện nay, vẫn có tình trạng doanh nghiệp đƣợc phân loại nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) ở ngân hàng này, nhƣng lại đƣợc phân loại và xếp nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) ở ngân hàng khác, dẫn đến khó khăn trong việc bán nợ xấu khi thiếu sự hợp tác và thống nhất giữa các TCTD đồng tài trợ vốn yêu cầu các TCTD phải tham khảo kết quả phân loại, xếp hạng tín dụng của CIC làm căn cứ cho việc phân loại nợ của tổ chức tín dụng của mình và TCTD phải thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo cả hai phƣơng pháp định lƣợng và định tính theo quy định tại Thông tƣ số 02, nếu theo phƣơng pháp nào có độ rủi ro cao hơn thì áp dụng phƣơng pháp đó. Nhƣ vậy mới có thể tránh tình trạng các TCTD dựa vào nhiều quy định định tính để xếp hạng tín dụng một cách tùy tiện để che dấu nợ xấu.
Cần kiểm soát việc gia hạn và cơ cấu nợ theo quy định của Quyết định 780 và Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN. Đối với các doanh nghiệp đƣợc cơ cấu gia hạn
nợ có đảm bảo điều kiện theo quy định tại thông tƣ 09/2014/TT-NHNN hay không. Trách tình trạng hiện nay các TCTD cơ cấu, gia hạn nợ vay một cách tùy tiện nhằm che dấu nợ xấu.
Khi đã có sự thống nhất về cách phân loại nợ và tỷ lệ nợ xấu thì quy định buộc các TCTD phải bán nợ cho VAMC nếu tỷ lệ nợ xấu trên 3% mới phát huy đƣợc hiệu quả, làm tăng cung của thị trƣờng mua bán nợ xấu và xử lý nợ xấu hiệu quả.
Việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ
Thực tế cho thấy, hiện nay xử lý tài sản đảm bảo là một trở ngại lớn với các TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu. Ngày 16/6/2014, Bộ Tƣ pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT- NHNN về việc thu giữ, bán tài sản bảo đảm, nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý tài sản bảo đảm. Thông tƣ này đƣợc đánh giá giúp tháo gỡ một số vấn đề mà các ngân hàng đã gặp phải từ nhiều năm nay, nhƣ: trƣờng hợp không thỏa thuận đƣợc giá bán TSĐB thì ngay cả trong trƣờng hợp bên thế chấp bất hợp tác, phía ngân hàng cũng có thể chỉ định tổ chức thẩm định giá để xác định giá bán tài sản.. Việc cho phép các ngân hàng hạ giá bán TSĐB không cần sự đồng ý từ phía bên thế chấp tạo ra điều kiện để các TCTD thanh lý tài sản và thu hồi nợ tốt hơn. Trong trƣờng hợp, đã hạ giá TSĐB mà vẫn không bán đƣợc tài sản thì các TCTD có thể nhận chính TSĐB để làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu theo pháp luật; việc chuyển đổi quyền sở hữu trong trƣờng hợp bên thế chấp không tự nguyện ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu, các ngân hàng vẫn có thể thực hiện chuyển đổi đƣợc với điều kiện chỉ cần kèm thêm bản chính hợp đồng bảo đảm đã đƣợc công chứng trong hồ sơ chuyển đổi.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, điểm vƣớng mắc quan trọng nhất từ nghị định 163/2006/NĐ-CP vẫn chƣa đƣợc giải quyết ở Thông tƣ liên tịch này, đó là vấn đề về vai trò của cơ quan hành pháp, của các cấp chính quyền địa phƣơng nhằm thực hiện việc thu giữ TSBĐ. Theo quy định tại Nghị định số
163/2006/NĐ-CP đã quy định về sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an đối với hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm trong vai trò “giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho ngƣời xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm” nhằm tránh tình trạng “hành chính hóa” các quan hệ dân sự, kinh doanh, thƣơng mại. Tuy nhiên, hiện chƣa có các quy định cụ thể về việc Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an thực thi vai trò này nhƣ thế nào. Bên cạnh đó cho thấy, bên nhận bảo đảm không chỉ có nhu cầu đƣợc chính quyền hỗ trợ giữ gìn an ninh trật tự trong trƣờng hợp bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác mà quan trọng hơn là hỗ trợ thực hiện quyền thu giữ TSĐB. Theo quy định của pháp luật hiện hành, bên nhận bảo đảm chỉ có cách khởi kiện ra Tòa án đòi tài sản và cơ quan thi hành án sẽ thực hiện công việc này sau khi bản án đã tuyên của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, quá trình này thƣờng mất rất nhiều thời gian và chi phí của bên nhận bảo đảm. Đây chỉ là một trong số rất nhiều những điểm vƣớng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo. Do đó, để việc xử lý nợ xấu đƣợc diễn ra nhanh chóng và triệt để, Chính phủ cần có những chỉ đạo kịp thời hơn về việc hoàn thiện và cải tiến mạnh mẽ các thủ tục pháp lý theo hƣớng rút gọn thủ tục xử lý tài sản đảm bảo.
Về xây dựng môi trường mua bán nợ xấu
Hiện nay nợ xấu đang đƣa gây áp lực các NHTM NN nói riêng và cả hệ thống NHTM nói chung, nhƣng với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đây lại là một cơ hội đầu tƣ. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu thành công ở các nƣớc hầu nhƣ đều dựa vào nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Vì các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có nguồn vốn lớn. Thực tế, phần lớn yêu cầu hỏi mua nợ xấu ở nƣớc ta cũng đến từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, do có quá nhiều vƣớng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt là về thủ tục mua bán nợ, quyền sở hữu, chuyển nhƣợng bất động sản của ngƣời nƣớc ngoài…, nên quá trình bán nợ cho nƣớc ngoài tại nƣớc ta triển khai chậm. Để đẩy nhanh quá trình bán nợ cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng và thúc đẩy hoạt động mua bán nợ nói chung, Chính phủ cần xây dựng những quy định rõ ràng về hoạt động kinh doanh mua bán nợ, cần cân nhắc đƣa ra những thay đổi đáng kể về luật pháp để tạo điền
kiện cho doanh nghiệp nƣớc ngoài đƣợc tham gia đầu tƣ kinh doanh bất động sản cũng nhƣ đƣợc thuê nhà, thuê đất.