Nợ xấu các NHTM NN giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55)

Hệ thống NHTM NN tại Việt Nam bao gồm 5 NHTM là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank); Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (VCB); Ngân hàng Nhà phát triển đồng bằng Sông Cửu Long (MHB). Dƣ nợ đến 31/12/2013 các NHTM NN chiếm 47,1% thị phần toàn hệ thống; lợi nhuận cả khối NHTM NN năm 2013 đạt 16.095 tỷ đồng, với vai trò của mình các NHTM Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng, chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của nền kinh tế và trong hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng.

Biểu 3.2: Thị phần dƣ nợ tín dụng của các NHTM NN năm 2013

- Quy mô và hoạt động của các NHTM NN

Agribank là NHTM NN có quy mô tài sản- nguồn vốn, hệ thống mạng lƣới rộng khắp trên cả nƣớc, đến 31/12/2013 cơ cấu Agribank gồm có Trụ sở chính và 92 Chi nhánh loại I (bao gồm 01 Sở giao dịch); 51 Chi nhánh loại II và 791 Chi nhánh loại III; 02 Văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện tại Miền Trung và tại Miền Nam; 05 công ty con sở hữu 100% vốn điều lệ; 04 công ty con sở hữu nhỏ hơn 100% vốn điều lệ; 04 công ty liên doanh liên kết; 11 đơn vị đầu tƣ góp vốn cổ phần; vốn điều lệ là 26.078 tỷ đồng; dƣ nợ cho vay đạt 535.921 tỷ đồng. Agribank còn là ngân hàng đi đầu trong việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cho vay đối với các hộ gia đình sản xuất vừa và nhỏ, dƣ nợ các món vay từ 10 đến 50 triệu đồng không cần tài sản thế chấp, còn các HTX là nghề truyền thống hay cung cấp cây, con giống có thể đƣợc vay từ 100- 500 triệu không có TSĐB. Các món vay còn lại tài sản đảm bảo một phần hoặc toàn bộ.

Vietinbank là NHTM NN có cơ cấu tổng tài sản-nguồn vốn, và hệ thống mạng lƣới lớn thứ 2 trong hệ thống NHTM NN tại Việt Nam. Tính đến 31/12/2013: Vietinbank 150 Chi nhánh (trong đó có 3 Chi nhánh tại nƣớc ngoài, có 7 công ty con, Hội sở chính, Sở giao dịch, 3 đơn vị sự nghiệp, 2 văn phòng đại diện) đƣợc trải rộng trên địa bàn trong cả nƣớc, vốn điều lệ đạt 37.234 tỷ đồng, đến thời điểm hiện tại đây là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam sau khi thực hiện thành công 2 đợt phát hành cổ phiếu cho Bank of Tokyo- Mitsubishi và các cổ đông hiện hữu trong năm 2013. Dƣ nợ cho vay đạt 376.288 tỷ đồng. Vietinbank thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lính lực công nghiệp và thƣơng mại là chủ yếu, trong đó việc yêu cầu các khách hàng vay vốn đƣợc đảm bảo bằng một phần TSĐB hoặc toàn bộ món vay đƣợc đảm bảo bằng TSĐB.

BIDV là NHTM NN có quy mô tổng tài sản- nguồn vốn và mạng lƣới lớn thứ 3 tại Việt Nam. Đến 31/12/2013 BIDV có 127 chi nhánh và Sở giao dịch, 5 công ty con, 6 công ty liên doanh và 2 công ty liên kết đƣợc phân bổ rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nƣớc, vốn điều lệ đạt 28.112 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay đạt 373.269 tỷ đồng. Hiện nay đối tƣợng cho vay của BIDV các doanh nghiệp thực hiện các dự

án lớn, cho vay dài hạn, hoặc tham gia vào những dự án cho vay đồng tài trợ. Ngoài ra do nhu cầu mở rộng mạng lƣới BIDV cũng mở rộng hệ thống bán lẻ cho vay các hộ sản xuất và các cá nhân có nhu cầu vay vốn.

Vietcombank là NHTM NN có quy mô tổng tài sản- nguồn vốn là 468.994 tỷ đồng và mạng lƣới lớn thứ 4 tại Việt Nam. Đến 31/12/2013 Vietcombank có 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 78 chi nhánh, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nƣớc ngoài, 3 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết và một văn phòng đại diện tại Singapore, vốn điều lệ đạt 23.174 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay đạt 274.314 tỷ đồng. Hiện nay VCB có một lƣợng khách hàng rất lớn hoạt động trong với thế mạnh cho vay các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trải rộng trên địa bàn cả nƣớc.

MHB là NHTM NN có quy mô tổng tài sản - nguồn vốn và mạng lƣới nhỏ nhất tại Việt Nam. MHB chính thức hoạt động theo mô hình TMCP kể từ ngày 14/08/2012. Đến 31/12/2013 tổng tài sản-nguồn vốn của MHB là 38.410 tỷ đồng. MHB có 01 Văn phòng đại diện tại Hà Nội, 01 Sở giao dịch, 01 Trung tâm thẻ, 02 Công ty con và 31 chi nhánh, vốn điều lệ đạt 3.369 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay đạt 26.893 tỷ đồng. MHB chủ yếu hoạt động cho vay khu vực các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn cho vay ƣu tiên các lĩnh vực nông-lâm-ngƣ-diêm nghiệp. Hiện nay MHB cũng chủ động mở rộng địa bàn hoạt động và đối tƣợng phục vụ là các doanh nghiệp, các nhân, hộ gia đình trên địa bàn cả nƣớc, mở rộng lĩnh vực cho vay đầu tƣ vào các một số ngành kinh tế.

- Tình hình thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR của các NHTM NN.

Theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, đƣợc sửa đổi bổ sung tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN nợ của các TCTD đƣợc phân loại dựa trên cả 2 phƣơng pháp định lƣợng và định tính. NHNN cho phép các ngân hàng lựa chọn 1 trong 2 phƣơng pháp tùy theo khả năng và điều kiện thực hiện của từng ngân hàng. Chính vì vậy, có ngân hàng xác định tỷ lệ nợ xấu theo phƣơng pháp định lƣợng, có ngân hàng theo phƣơng pháp định tính. Trong đó, phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính đƣợc đánh giá là phƣơng pháp phân loại nợ phát huy hiệu quả hơn, giúp cho TCTD có đầy đủ cơ sở để đánh giá tiềm lực và khả năng thanh

toán nợ của khách hàng một cách chính xác và đầy đủ hơn và tùy vào “khẩu vị rủi ro” của TCTD. Các ngân hàng áp dụng phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính, theo Điều 7 của Quyết định 493, phân loại nợ theo việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng bao gồm Agribank; BIDV; MHB; Vietcombank. Theo đó việc chấm điểm dựa trên một số tiêu chí nhƣ: lợi nhuận sau thuế, khả năng thanh toán của khách hàng, tỷ suất tự tài trợ, tỷ lệ nợ xấu, một số tiêu chí định tính nhƣ nghề nghiệp của lãnh đạo, mức độ vi phạm pháp luật, triển vọng phát triển của ngành nghề kinh doanh... Tƣơng ứng với mỗi chỉ tiêu khách hàng sẽ đƣợc xếp các mức (A, B;C..). Tổng hợp các chỉ tiêu trên sẽ đƣa ra kết quả xếp hạng cuối cùng của từng khách hàng, mỗi khách hàng sẽ đƣợc hƣởng một chính sách tín dụng tƣơng ứng với hạng đƣợc xếp loại nhƣ đối với khách hàng đƣợc xếp loại A thì đƣợc xem xét cho vay không có TSĐB, hay khách hàng loại B đƣợc xem xét cho vay có TSĐB là 50%. Còn Vietinbank thực hiện phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng, theo Điều 6 của Quyết định 493, theo đó căn cứ vào số ngày quá hạn của món vay/lãi vay mà Ngân hàng có thể xếp loại tín dụng cho khách hàng vào các nhóm nợ cụ thể . Đối với việc trích lập DPRR thì các NHTM NN đều căn cứ vào Quyết định 493 để trích theo đó DPRR đƣợc trích cho các nhóm nợ tƣơng ứng.

Đánh giá tình hình nợ xấu giai đoạn 2011-2013 tại các NHTM NN nhƣ sau:

Bảng 3.1. Số liệu nợ xấu các NHTM NN giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng/%

Tên Ngân hàng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tuyệt đối Tỷ lệ Tuyệt đối Tỷ lệ Tuyệt đối Tỷ lệ

Agribank 26.933.436 6,07% 33.796.223 6,94% 30.607.189 5,71% BIDV 8.122.689 2,96% 9.160.991 2,92% 8.839.367 2,37% VCB 4.257.959 2,03% 5.791.307 2,40% 7.476.360 2,73% Vietinbank 2.204.171 0,75% 4.889.951 1,47% 3.770.293 1,00% MHB 531.599 2,32% 737.580 2,99% 714.368 2,66% Toàn khối 42.049.854 3,38% 54.376.052 3,88% 51.407.577 3,24%

Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM NN các năm 2011-2013

Theo bảng 3.1 ta thấy. Tỷ lệ nợ xấu toàn khối năm 2011 là 3,38% tƣơng ứng 42.049 tỷ đồng nợ xấu, năm 2012 là 3,88% tƣơng ứng 54.376 tỷ đồng nợ xấu, năm

2013 số lƣợng nợ xấu đã giảm xuống còn 3,24% tƣơng ứng số nợ xấu là 51.407 tỷ đồng nợ xấu. So với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống do NHNN công bố năm 2011 giao động trong khoảng 3,6-3,8%; năm 2012 là 4,08%; năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống tăng mạnh các tháng trong năm nhƣ trong tháng 5/2013 tỷ lệ nợ xấu là 4,65% và đến cuối năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 3,79%. Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của khối các NHTM NN vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của cả nền kinh tế. Diễn biến của nợ xấu cúng tƣơng ứng diễn biến nợ xấu của toàn nền kinh tế khi mà nợ xấu trong năm 2011; 2012 và các tháng trong năm 2013 tăng mạnh. Nhƣng đến cuối năm 2013 tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh do các TCTD đã chủ động dùng DPRR để xử lý nợ xấu và một khối lƣợng nợ xấu khá lớn đã đƣợc chuyển sang Công ty quản lý tài sản VAMC khi các TCTD thực hiện bán nợ xấu theo quy định của NHNN cụ thể diễn biến nợ xấu tại các NHTM NN nhƣ sau.

Trong năm 2011-2013 tỷ lệ nợ xấu của Agribank giảm từ 6,07% năm 2011 xuống còn 5,71% năm 2013 nhƣng khối lƣợng nợ xấu của Agribank lại tăng từ 26.933 tỷ đồng năm 2011 tăng lên mức 30.607 tỷ đồng, tỷ trọng các nhóm nợ cũng liên tục thay đổi, khối nợ xấu đƣợc dịch chuyển từ các khoản nợ nhóm 3 sang các khoản nợ nhóm 5. Đáng báo động hơn tỷ trọng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) trong khối lƣợng nợ xấu của Agribank. Dƣ nợ cho vay của Agribank tập trung vào một số ngành lớn nhƣ: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (23,5%); công nghiệp, chế biến chế tạo 14,27%; bán buôn bán lẻ, sửa chữa (24,7%); xây dựng 15,8 (%); hoạt động kinh doanh bất động sản (12,9%); Tỷ lệ nợ xấu tập trung ở một số ngành nhƣ xây dựng, kinh doanh bất động sản và công nghiệp chế tạo. Điều này cho thấy nhà bank này đang gặp áp lực rất lớn từ nợ xấu, điều này có thể ảnh hƣởng đến quá trình tái cấu trúc của chính Agribank cũng nhƣ làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh và đây là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc lớn nhất và có mức độ ảnh hƣởng đến quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM và các DNNN.

Đối với Vietinbank tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,75% năm 2011 lên 1% năm 2013, nhƣng khối lƣợng nợ xấu lại giảm 301 tỷ đồng điều này đƣợc giải thích là trong

năm 2013 Vietinbank đã tăng vốn điều lệ từ 26.271 tỷ đồng lên mức 37.234 tỷ đồng, tổng dƣ nợ năm 2013 đạt 376.288 tỷ đồng, trong đó khối lƣợng nợ nhóm 1, nhóm 2 tăng 44.053 tỷ đồng so với năm 2012. Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của Vieinbank chỉ tăng nhẹ trong năm 2012 và đến 2013 đã giảm cả về số tƣơng đối và số tuyệt đối, điều này có thể thấy khả năng quản trị và xử lý nợ xấu của Vietinbank trong giai đoạn này khá tốt. Dƣ nợ của Vietinbank tập trung vào một số ngành nhƣ: Nông nghiệp và thủy sản 3%; Công ghiệp khai khoáng và chế tạo 33,9%; Sản xuất và phân phối điện 6,8%; khai khoáng 6,6%; xây dựng 7,1%; kinh doanh bất động sản 6,6%. Tỷ lệ nợ xấu tập trung vào các ngành nhƣ khai khoáng; xây dựng; kinh doanh bất động sản; công nghiệp chế tạo. Đây cũng là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu đƣợc công bố theo báo cáo tài chính thấp nhất trong hệ thống NHTM VN.

Đối với BIDV diễn biến nợ xấu của BIDV tăng đáng kể tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn nhỏ hơn 3% (năm 2011 là 2,96%, năm 2012 là 2,92%, năm 2013 là 2,37%) mức độ nợ xấu có thể chấp nhận đƣợc theo thông lệ quốc tế, khối lƣợng nợ xấu cũng tăng cả về số tuyệt đối, cho dù trong năm 2013 BIDV có tăng vốn điều lệ và tăng trƣởng dƣ nợ. Cơ cấu các nhóm nợ xấu có sự dịch chuyển giữa các nhóm nợ, tỷ trọng các nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn tăng nhanh có sự dịch chuyển, nợ nhóm 3 và nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn, nợ nhóm 4 chỉ chiếm một tỷ trọng tƣợng đối nhỏ trong tổng khối lƣợng nợ xấu. Đáng chú ý là tại 31/12/2013 nợ nhóm 5 chiếm tới 48% tổng khối lƣợng nợ xấu toàn ngân hàng. Dƣ nợ của BIDV tập trung vào một số ngành nhƣ sau: Nông nghiệp và thủy sản 4,89%; Công nghiệp khai khoáng và chế tạo 21,67%; Sản xuất và phân phối điện 8,99%; xây dựng 14,3%; bán buôn bán, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy 22,6%; kinh doanh bất động sản 7,13%. Tỷ lệ nợ xấu tập trung vào các ngành nhƣ: xây dựng; kinh doanh bất động sản; công nghiệp chế tạo, bán buôn bán lẻ. Trong quá trình tái cơ cấu thì đây sẽ là áp lực đối với ngân hàng. BIDV sẽ phải tăng cƣờng các biện pháp xử lý nợ xấu (mặc dù tỷ lệ nợ xấu ở mức 3% có thể chấp nhận đƣợc), trong tƣơng lai ngân hàng sẽ phải dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu phát sinh, điều này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của BIDV trong năm 2014.

Đối với nợ xấu của Vietcombank diễn biến nợ xấu của Vietcombank tăng thấp tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn nhỏ hơn 3% (năm 2011 là 2,03%, năm 2012 là 2,4%, năm 2013 là 2,73%), khối lƣợng nợ xấu cũng tăng cả về số tuyệt đối. Cơ cấu các nhóm nợ xấu có sự dịch chuyển giữa các nhóm nợ, tỷ trọng các nhóm nợ có độ rủi ro cao chiếm tỷ trọng lớn hơn.có sự dịch chuyển tƣơng đối đồng đều giữa các nhóm nợ và khối lƣợng nợ xấu đƣợc tuần tự chuyển từ các nhóm nợ có độ rủi ro thấp, sang nhóm nợ có độ rủi ro cao. Tuy nhiên nợ nhóm 3 và nợ nhóm 5 vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nợ nhóm 4 chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng khối lƣợng nợ xấu. Dƣ nợ của Vietcombank tập trung vào một số ngành nhƣ sau: Nông nghiệp và thủy sản 2,25%; Công nghiệp khai khoáng và chế tạo 34,25%; Sản xuất và phân phối điện 6,26%; xây dựng 5,61%; thƣơng mại dịch vụ 29,46%; khai khoáng 6,55%. Tỷ lệ nợ xấu tập trung vào các ngành nhƣ: xây dựng; công nghiệp chế tạo, bán buôn bán lẻ. Điều này cho thấy có thể có nhiều khoản nợ đƣợc chuyển thẳng từ nhóm 3 sang nợ nhóm 5 khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và doanh nghiệp đã mất khả năng trả nợ.

Đối với nợ xấu của MHB tình hình diễn biến nợ xấu của MHB năm 2011 là 2,32%, năm 2012 là 2,99%, năm 2013 là 2,66%, khối lƣợng nợ xấu cũng tăng cả về số tuyệt đối. Cơ cấu các nhóm nợ xấu có sự dịch chuyển giữa các nhóm nợ, tỷ trọng các nhóm nợ có độ rủi ro cao chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng khối lƣợng nợ xấu, có sự dịch chuyển tƣơng đối đồng đều giữa các nhóm nợ và khối lƣợng nợ xấu đƣợc chuyển từ các nhóm nợ có độ rủi ro thấp, sang nhóm nợ có độ rủi ro cao. Có thể nói rằng tỷ lệ nợ xấu của MHB vẫn thuộc nhóm an toàn (nhỏ hơn mức 3% theo thông lệ quốc tế). Dƣ nợ của MHB tập trung vào một số ngành nhƣ sau: Nông nghiệp và thủy sản 11,1%; Công nghiệp khai khoáng và chế tạo 5,4%; xây dựng 19%; thƣơng mại dịch vụ, sửa chữa các động cơ nhỏ 31%; kinh doanh bất động sản 6,7%; hoạt động tài chính 8,6%; hoạt động dịch vụ hộ gia đình 9,4%. Tỷ lệ nợ xấu tập trung vào các ngành nhƣ: xây dựng; bán buôn bán lẻ; tài chính. Trong những năm qua tỷ

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)