Phƣơng pháp xử lý số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49)

Để xử lý đƣợc các số liệu thứ cấp thu thập đƣợc, luận văn sử dụng các phƣơng pháp phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng hợp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp đồ thị, nghiên cứu tình huống tƣơng tự... và công cụ Excel để tính toán.

- Phương pháp phân tích.

Phƣơng pháp phân tích bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng về nợ xấu và tình hình XLNX của các NHTM;

Khi phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu theo các hƣớng khác nhau nhƣ: theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm phát sinh. Sau đó, mới tiến hành xem xét, so sánh mức độ ảnh hƣởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng nhƣ xem xét độ thực hiện và kết quả đạt đƣợc trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận;

Việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu theo bộ phận cấu thành giúp chúng ta đánh giá đƣợc chính xác vai trò và vị trí của từng bộ phận từ đó đƣa ra nhứng nhận xét có tính sát thực nhất;

Trong đề tài, tác giả tập trung phân tích bối cảnh kinh tế Việt Nam chỉ ra nguyên nhân phát sinh các khoản nợ xấu; thực trạng các khoản nợ xấu; phân tích các phƣơng pháp xử lý nợ xấu tại các NHTM NN, nhƣ phƣơng pháp trích lập DPRR; cơ cấu lại doanh nghiệp vay vốn; bán nợ xấu cho VAMC; tăng vốn điều lệ; sáp nhập các TCTD.. để từ đó chỉ ra các hạn chế trong công tác XLNX và đƣa ra các khuyến nghị phù hợp về phƣơng pháp xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam;

- Phương pháp so sánh.

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích;

Để áp dụng phƣơng pháp so sánh và phân tích, trƣớc hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tuỳ thuộc và mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh đƣợc chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích đƣợc chọn là kỳ thực hiện.. Đề tài lấy các chỉ tiêu của năm liền trƣớc là

chỉ tiêu cơ sở, các chỉ tiêu của năm 2011, 2012, 2013 là chỉ tiêu phân tích đƣợc so sánh với chỉ tiêu gốc của năm cơ sở tƣơng ứng;

Mục tiêu của việc so sánh là nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích;

Mức biến động tuyệt đối là kết quả của việc so sánh trị số của hai chỉ tiêu của kỳ thực tế với kỳ gốc;

Mức biến động tƣơng đối là kết quả so sánh trị số chỉ tiêu của kỳ này với kỳ gốc, nhƣng đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu liên quan, mà chỉ tiêu này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích;

Luận văn thực hiện việc so sánh nợ xấu các NHTM NN trong giai đoạn 2011- 2013 nhằm thấy đƣợc tốc độ phát sinh nợ xấu (đánh giá về cả số tuyệt đối và tƣơng đối), so sánh các phƣơng pháp xử lý nợ xấu của đang thực hiện tại các NHTM NN để thấy trong bối cảnh tái cấu trúc hiện nay theo Quyết định 254/QĐ- TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trong đó biện pháp xử lý nợ xấu nào đang đƣợc thực hiện mang lại kết quả khả quan từ đó đề xuất một số ý kiến cho vấn đề xử lý nợ xấu.

- Phương pháp thống kê.

Sử dụng phƣơng pháp Thống kê, thu thập số liệu về các biện pháp mà các NHTM NN đã XLNX nhƣ việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để XLNX, đƣa nợ xấu ra ngoại bảng, các trƣờng hợp cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp của các NHTM NN theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN; các trƣờng hợp tăng vốn điều lệ hay XLNX thông qua việc phát mại TSĐB của khách hàng không trả đƣợc nợ cho các NHTM.

- Phương pháp đồ thị.

Phƣơng pháp đồ thị nhằm phản ánh trực quan các số liêu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị. Qua đó, mô tả xu hƣớng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể. Với ý nghĩa đó, luận văn sử dụng các biểu đồ nhằm phản ánh diễn biến nợ xấu của các NHTM NN qua các giai đoạn nghiên cứu nhằm so sánh, minh họa và làm rõ thực trạng các vấn đề nghiên cứu;

- Phương pháp nghiên cứu tình huống.

Sử dụng phƣơng pháp tình huống áp dụng nghiên cứu các mô hình xử lý nợ xấu tại một số quốc gia trên thế giới nhƣ Nhật Bản; Trung Quốc; Thụy Điển, với các tình huống xử lý nợ của các quốc gia đi trƣớc trong các giai đoạn nhất định, việc xử lý nợ xấu tại mỗi quốc gia mang một tính chất riêng biệt, trong một điều kiện hoàn cảnh cụ thể, một thể chế chính trị khác nhau, nhƣng tựu chung lại các quốc gia đều có nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam để thấy đƣợc quá trình xử lý nợ xấu và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc XLNX của các NHTM NN tại Việt Nam.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM NN VÀ VIỆC XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG BỐI CẢNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)