Các biện pháp về XLNX thông qua VAMC

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88)

Để XLNX trong nền kinh tế thì mô hình xử lý nợ tập trung đƣợc rất nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng, ƣu điểm của mô hình này là chuyên môn hóa trong vấn đề quản lý tài sản và giải quyết nợ xấu, tách bạch nợ xấu ra khỏi hệ thống ngân hàng; có các công cụ hiệu quả để thu hồi tối ƣu các khoản nợ xấu mà các tổ chức khác không làm đƣợc. Tại Việt Nam trong một số năm vừa qua cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp suy giảm, bộc lộ những bất ổn trong mối quan hệ với hệ thống ngân hàng. Doanh nghiệp không trả đƣợc nợ, NHTM xiết chặt hoạt động cấp tín dụng. Vấn đề trở nên trầm trọng khi các NHTM đã nỗ lực tự xử lý nợ xấu dƣới mọi hình thức song nợ xấu vẫn tăng lên nhanh chóng trong năm 2012 và tiếp tục có xu hƣớng tăng trong năm 2013. Nhƣ vậy giải quyết nợ xấu không còn là câu chuyện riêng của từng NHTM.

Trƣớc tình hình đó đòi hòi phải có một công cụ đặc biệt hữu hiệu để xử lý nhanh nợ xấu tại các NHTM nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và cho chính NHTM, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách hạn hẹp không đủ để hỗ trợ xử lý nợ xấu nhanh và triệt để.

VAMC ra đời với nhiệm vụ chính là xử lý khối nợ xấu ngày càng có chiều hƣớng gia tăng, đặc biệt phải chuẩn bị hành trang cho quá trình tái cơ cấu các TCTD và phân loại chất lƣợng theo thông lệ quốc tế mà không phải sử dụng vốn ngân sách của nhà nƣớc.

Để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) theo quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC. Thông tƣ số 19 cùng với Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, Thông tƣ số 20/2013/TT-NHNN về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đã tạo lập cơ sở pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh cho hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của công ty VAMC.

a. Mô hình tổ chức của VAMC

VAMC là cộng cụ đặc biệt của Nhà nƣớc nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Theo quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP thì VAMC đƣợc tổ chức dƣới hình thức Công ty TNHH Một thành viên, do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nƣớc, thanh tra, giám sát của NHNN. Cơ cấu tổ chức của VAMC bao gồm Hội đồng thành viên; Ban kiểm soát; Tổng Giám đốc. Vốn điều lệ: 500 tỷ đồng.

- VAMC đƣợc tổ chức các Phòng, ban giúp việc cho Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình.

b. Hoạt động của VAMC

Mô hình xử lý nợ xấu không dùng vốn ngân sách mang tính đặc thù chƣa hề có tiền lệ trên thế giới, do vậy trên cơ sở của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và các quy định tại Thông tƣ số 19/2013/TT-NHNN cơ chế hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC đƣợc quy định nhƣ sau.

Nợ xấu của các TCTD -DN thiếu vốn sản xuất -DN mất cân đối tài chính -DN kinh doanh không hiệu quả Mua nợ Bằng TPĐB hoặc theo giá thị trƣờng VAMC Bán nợ SP đầu ra - DN có tình hình T/c tốt - Các Quỹ đầu tƣ - Các thành phần kinh tế - DN tái đầu tƣ Các biện pháp tạm thời

Các biện tái cơ cấu, xử lý nợ - Điều chỉnh lãi suất. -Miễn giảm lãi, phí phạt. -Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. - Hỗ trợ tài chính chi khách hàng - Chuyển nợ thành vốn góp - Bán nợ xấu - Thu hồi nợ bằng xử lý TSĐB. - Cơ cấu lại doanh nghiệp

Sơ đồ 3.3. Sơ đồ hoạt động mua, bán nợ xấu của VAMC

- Đối tượng của hoạt động mua bán nợ của VAMC

TCTD, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, các khoản nợ xấu có TSĐB; khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; khách hàng vay còn tồn tại. Ngoài ra, theo đề nghị của NHNN, Thủ tƣớng Chính phủ thì VAMC đƣợc mua lại các khoản nợ xấu của TCTD không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định.

- Hình thức mua bán nợ xấu: VAMC mua nợ xấu của TCTD bằng trái phiếu

đặc biệt do VAMC phát hành và theo giá trị thị trƣờng bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt trên cơ sở thỏa thuận và giá trị khoản nợ xấu đƣợc đánh giá lại.

- Nguyên tắc mua bán nợ xấu: Đảm bảo các nguyên tắc: Công khai, minh bạch; tuân thủ đúng quy định của pháp luật và hợp đồng mua, bán nợ; hạn chế rủi ro và chi phí trong mua, bán nợ xấu.

- Điều kiện của các khoản nợ xấu được VAMC mua bằng TPĐB: i)Các

khoản nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng. ii) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm; iii) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, cụ thể; iv) Khách hàng vay còn tồn tại; v) Giá trị ghi sổ số dƣ nợ gốc của khoản nợ xấu hoặc các khoản nợ xấu của một khách hàng vay hoặc các khoản nợ xấu của một nhóm khách hàng vay vào thời điểm bán nợ không thấp hơn 3 tỷ đồng đối với nhóm khách hàng vay và khách hàng vay là tổ chức; không thấp hơn 1 tỷ đồng đối với khách hàng vay là cá nhân hoặc trƣờng hợp khác do Thống đốc NHNN quyết định. Ngoài ra, NHNN xem xét, trình Thủ tƣớng Chính phủ quyết định việc mua các khoản nợ xấu không đáp ứng đầu đủ các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD và xử lý nhanh nợ xấu.

Các TCTD đƣợc quyền lựa chọn bán các khoản nợ xấu đáp ứng đủ điều kiện cho VAMC. Tuy nhiên, trƣờng hợp TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% so với tổng dƣ nợ tín dụng trở lên trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá, kiểm toán độc lập, NHNN có quyền yêu cầu TCTD phải bán nợ cho VAMC để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của TCTD ở mức an toàn và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

-Trình tự, thủ tục mua nợ xấu bằng TPĐB: i) TCTD lập hồ sơ đề nghị mua

sơ. ii) VAMC phải tiến hành kiểm tra hồ sơ và yêu cầu TCTD bán nợ bổ sung hồ sơ khi cần thiết. iii) VAMC xem xét, thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và có văn bản trả lời TCTD về việc mua hoặc không mua iv) TCTD và VAMC tiến hành ký kết hợp đồng mua, bán nợ. v) Sau đó TCTD bán nợ phải thông báo cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm về nội dung bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với VAMC.

- Điều kiện mua nợ xấu theo giá thị trường của VAMC: Khoản nợ xấu đáp

ứng các điều kiện đối với khoản nợ đƣợc VMAC mua bằng TPĐB; đƣợc VAMC đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ; tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại; khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ hoặc có phƣơng án trả nợ khả thi. VAMC phải định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập xác định giá trị khoản nợ xấu mua theo giá thị trƣờng; Phƣơng án mua nợ xấu theo giá thị trƣờng phải đƣợc NHNN chấp thuận.

- Các biện pháp tái cơ cấu khoản nợ đã mua của VAMC

i) Điều chỉnh lãi suất của các khoản nợ xấu ii) Miễn, giảm lãi phạt, phí, lãi vay đã quá hạn iii) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

iv) Hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay

- Các biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của VAMC: VAMC đƣợc

thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, nhƣ sau: i) Bán nợ xấu đã mua

ii) Góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp. iii) Xử lý và bán TSĐB của các khoản nợ xấu đã mua:

Hoạt động của VAMC trong năm 2013.

Trong năm 2013, sau khi ra đời VAMC đã tích cực thực hiện thu, mua nợ xấu cho các TCTD trong nƣớc đặc biệt là các NHTM NN. Kết quả mua nợ xấu của VAMC nhƣ sau:

Bảng 3.7. Kết quả nợ xấu VAMC đã mua của các NHTM NN đến 31/12/2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Stt Tên ngân hàng Số nợ xấu đã mua

đến 31/12/2013 Giá trị TSĐB Giá trị trái phiếu đặc biệt 1 Agribank 10.880 15.264 8.460 2 VCB 1.122 995 851 3 BIDV 1.867 2.527 1.494 4 MHB 589 818 453 Tổng 14.458 19.604 11.258

Nguồn: Báo cáo Tài chính của VAMC, 2013

Đến 31/12/2013 VAMC đã thực hiện mua nợ xấu của các NHTM NN là 14.458 tỷ đồng nợ xấu, với giá trị TSĐB là 19.604 tỷ đồng và giá trị trái phiếu đặc biệt đã phát hành là 11.258 tỷ đồng, cụ thể nhƣ sau:

Tại Agribank: Đến 31/12/2013 Agribank đã bán nợ cho VAMC là 10.880 tỷ đồng, với giá trị TSĐB là 15.264 tỷ đồng tƣơng ứng với giá trị trái phiếu đặc biệt là 8.460 tỷ đồng;

Tại Vietcombank: Đến 31/12/2013 Vietcombank đã bán nợ cho VAMC là 1.122 tỷ đồng nợ xấu, với giá trị TSĐB là 995 tỷ đồng tƣơng ứng với giá trị trái phiếu đặc biệt nắm giữ là 1.494 tỷ đồng;

Tại BIDV: Đến 31/12/2013 BIDV đã bán nợ cho VAMC là 1.867 tỷ đồng, với giá trị TSĐB là 2.527 tỷ đồng tƣơng ứng với giá trị trái phiếu đặc biệt là 1.494 tỷ đồng;

Tại MHB: Đến 31/12/2013 MHB đã bán nợ cho VAMC là 589 tỷ đồng, với giá trị TSĐB là 818 tỷ đồng tƣơng ứng với giá trị trái phiếu đặc biệt là 453 tỷ đồng.

Nhƣ vậy đến 31/12/2013 mới có 4 NHTM NN thực hiện bán nợ xấu cho VAMC là Agribank; BIDV; Vietcombank; MHB. Còn Vietinbank có tỷ lệ nợ xấu thấp do vậy chƣa phải là đối tƣợng bắt buộc phải bán nợ cho VAMC theo Thông tƣ số 19/2014/TT-NHNN. Nếu thực hiện so sánh khối lƣợng nợ xấu của các NHTM NN nhƣ đã phân tích tại phần thực trạng và khối lƣợng nợ xấu mà VAMC đã mua

để thực hiện xử lý nợ xấu tập trung cho thấy, khối lƣợng nợ xấu mà VAMC đã mua là rất nhỏ, bằng 1/5 số nợ xấu của các NHTM NN. Tuy nhiên hiện nay VAMC mới chỉ thực hiện mua nợ xấu về và theo dõi trên Báo cáo tài chính của mình mà chƣa có các biện pháp xử lý nợ và bán nợ nhƣ quy định trong Thông tƣ 19/2013/TT- NHNN quy định cơ chế mua bán nợ xấu của VAMC.

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)