Theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ban hành 22/2/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163, đã quy định tƣơng đối đầy đủ những điều khoản nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý TSĐB, đặc biệt là trong các tranh chấp dân sự giữa ngân hàng và ngƣời đi vay. Có thể khái quát quy trình xử lý TSĐB, thu đòi bảo lãnh tại các NHTM theo sơ đồ nhƣ sau:
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ
Trong thực tế việc xử lý tài sản bảo đảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan nhƣ: thái độ hợp tác của bên bảo đảm hoặc bên giữ tài sản bảo đảm; sự hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền...), do đó, tuy đã đƣợc pháp luật thừa nhận song trên thực tế thì bên nhận bảo đảm vẫn chƣa có đƣợc quyền chủ động khi
tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo đảm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá trình XLNX kéo dài, ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản, gây rủi ro cho bên nhận bảo đảm, có thể thấy một số khó khăn sau:
- Trường hợp NHTM và chủ sở hữu phối hợp bán tài sản bảo đảm thu hồi nợ.
Sau khi khách hàng không trả đƣợc nợ vay, đến hạn mà không đƣợc cơ cấu nợ và không còn nguồn trả nợ, thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc tự xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ có thể gặp một số vƣớng mắc nhất định và phát sinh nhiều chi phí ảnh hƣởng đến khả năng thu nợ của ngân hàng, mặt khác hiện nay do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Cho nên, tài sản bảo đảm rất khó bán và thƣờng có giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản bảo đảm lúc định giá để cho vay. Hơn nữa, tƣ cách chủ thể tham gia giao dịch mua bán tài sản bảo đảm của ngân hàng vẫn còn có các ý kiến khác nhau. Trong quá trình thực hiện các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, một số cơ quan chức năng cho rằng, ngân hàng không đủ tƣ cách là đại diện đƣợc ủy quyền của chủ sở hữu để xử lý TSĐB vì các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành nhƣ Luật Đất đai; Luật nhà ở… quy định bên bán/chuyển nhƣợng tài sản phải là chủ sở hữu hoặc ngƣời đƣợc chủ sở hữu ủy quyền (ngƣời đại diện). Tuy nhiên theo nhiều quan điểm cho rằng “Ngƣời đại diện” trong quy định của Luật Dân sự phải là cá nhân, là con ngƣời cụ thể. NHTM là một pháp nhân, chỉ có năng lực pháp luật dân sự chứ không có năng lực hành vi dân sự. Do vậy trong quá trình xử lý TSĐB để thu nợ, các cơ quan chức năng ở một số địa phƣơng không chấp nhận ngân hàng là ngƣời đƣợc ủy quyền để bán/chuyển nhƣợng tài sản bảo đảm cho tổ chức/cá nhân khác. Dù trong nội dung ủy quyền để xử lý tài sản bảo đảm đƣợc quy định trong hợp đồng, đƣợc lập thành văn bản riêng, nhƣng một số cơ quan chức năng không chấp nhận để thực hiện trên thực tế.
Trƣờng hợp ngân hàng bán hoặc ủy quyền cho tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản bảo đảm, NHTM đã phối hợp với bên vay vốn bán tài sản bảo đảm. Hai bên thỏa thuận thuê một tổ chức có chức năng định giá để xác định giá trị tài sản bảo
đảm. Trên cơ sở giá tài sản bảo đảm đƣợc xác định bởi tổ chức định giá, ngân hàng và bên vay vốn cùng ký hợp đồng với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản (trung tâm dịch vụ bán đấu giá, doanh nghiệp bán đấu giá chuyên nghiệp…). Căn cứ nội dung thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản, tổ chức có chức năng bán đấu giá thông báo bán đấu giá và mở phiên bán đấu giá tài sản bảo đảm. Kết quả, có khách hàng tham gia đấu giá trả giá mua tài sản bảo đảm không thấp hơn giá khởi điểm đƣợc công bố. Cho nên, theo quy định của pháp luật và quy chế bán đấu giá tài sản, tổ chức có chức năng bán đấu giá phải bán tài sản bảo đảm cho ngƣời mua nêu trên. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền mua tài sản bảo đảm vào tài khoản của tổ chức có chức năng bán đấu giá, khách hàng đã không đƣợc bên bảo đảm bàn giao tài sản bảo đảm, mặc dù việc bàn giao tài sản bảo đảm đƣợc lập thành biên bản có sự chứng kiến của đại diện cơ quan hành chính. Bên bảo đảm không chỉ không chịu ký biên bản bàn giao tài sản bảo đảm, mà còn cố tình không di chuyển đồ đạc, phƣơng tiện làm việc và con ngƣời ra khỏi khuôn viên tài sản bảo đảm. Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm kéo dài và có thể dẫn đến vụ việc đƣợc đƣa ra Tòa án để giải quyết.
- Trường NHTM tự xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ
Trƣờng hợp NHTM tự bán tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, cầm cố có thể tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, ngoài hạn chế về tƣ cách bán/chuyển nhƣợng tài sản bảo đảm nêu trên, ngân hàng còn gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc sau:
Thu giữ tài sản bảo đảm: Ðể xử lý đƣợc tài sản bảo đảm là động sản, trƣớc hết ngân hàng phải thông báo cho bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bàn giao tài sản bảo đảm. Ðến hết thời hạn theo thông báo mà bên bảo đảm không tự nguyện bàn giao tài sản (chậm nhất 7 ngày đối với động sản hoặc 15 ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm), ngân hàng vẫn tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm để niêm phong, thực hiện thủ tục bán công khai phù hợp với quy định của pháp luật. Việc thu giữ tài sản bảo đảm đƣợc lập thành văn bản có sự chứng kiến của chính quyền địa phƣơng và/hoặc cơ quan chức năng, trong đó nêu rõ căn cứ thu giữ, đối tƣợng thu giữ, thời gian và địa điểm thu giữ. Do pháp luật về
giao dịch bảo đảm không quy định, nên khi thu giữ tài sản bảo đảm, ngân hàng phải vận dụng quy định tƣơng tự về thi hành án, biên bản thu giữ tài sản bảo đảm đƣợc ký xác nhận của chính quyền địa phƣơng và/hoặc cơ quan chức năng nơi tiến hành thu giữ tài sản thế chấp, cầm cố và nêu rõ việc bên bảo đảm không chịu ký biên bản nếu bên bảo đảm chứng kiến việc thu giữ đó.Tuy nhiên ngân hàng khó có thể thu giữ đƣợc tài sản đó nếu không có sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của công an và chính quyền địa phƣơng. Mặt khác, trƣờng hợp bên bảo đảm có dấu hiệu chống đối, gây cản trở cho việc thu giữ tài sản của ngân hàng, thì cơ quan công an và chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự quyết liệt phối hợp, hỗ trợ ngân hàng thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm theo đề nghị của ngân hàng.
Việc hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho ngƣời mua. Sau khi tài sản bảo đảm đƣợc bán cho ngƣời mua, bên nhận bảo đảm phối hợp với ngƣời mua làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Tuy nhiên, thực tế cơ quan công chứng yêu cầu ngân hàng ký hợp đồng với tƣ cách là bên bán tài sản bảo đảm phải có văn bản ủy quyền hợp pháp của chủ sở hữu tài sản và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản không chấp nhận ngân hàng xuất hóa đơn giá trị gia tăng vì tài sản chƣa thuộc sở hữu của ngân hàng. Nếu chủ sở hữu tài sản không hợp tác thì đây cũng là một khó khăn rất lớn trong việc hoàn thành thủ tục về chuyển quyền sử hữu, sử dụng cho khách hàng. Do vậy sẽ vƣớng mắc trong quá trình hoàn thành các nghĩa vụ thuế với ngân sách. Ðây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tài sản bảo đảm tồn đọng nhiều, không xử lý đƣợc, có giá trị lớn và nợ xấu chƣa giảm nhanh, nhất là trong điều kiện bên bảo đảm không hợp tác, phối hợp với ngân hàng để xử lý tài sản bảo đảm, trả nợ.
Xử lý tài sản bảo để thu nợ thông qua khởi kiện, thi hành án để thu hồi nợ.
Hiện nay, thủ tục khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết việc xử lý TSĐB để trả nợ thƣờng kéo dài 2 - 3 năm và phát sinh nhiều chi phí. Cho nên, các ngân hàng ít thực hiện phƣơng thức thu nợ bằng biện pháp khởi kiện khách hàng ra Tòa. Các NHTM cho rằng, khởi kiện khách hàng ra Tòa án là biện pháp cuối cùng để xử lý tài
sản bảo đảm, thu hồi nợ. Thế nhƣng khi nộp đơn khởi kiện quyền lợi của NHTM chƣa chắc đƣợc bảo đảm, ngay cả khi có đƣợc bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, việc xử lý tài sản bảo đảm của ngƣời phải thi hành án cũng không dễ dàng vì:
Tòa án không thụ lý đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do địa chỉ của bị đơn ghi trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm không phải là địa chỉ hiện tại. Nếu khách hàng trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng có thể thực hiện bằng cách chuyển đến cứ trú tại một địa chỉ mới mà không thông báo cho ngân hàng, thì Tòa án ở một số địa phƣơng đã không thụ lý đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do bị đơn không có mặt tại địa chỉ ghi trong đơn khởi kiện.
Yêu cầu định giá lại tài sản kê biên: Luật thi hành án dân sự 2012 cho phép đƣơng sự có quyền định giá lại tài sản kê biên trƣớc khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Giá tài sản do tổ chức thẩm định giá xác định là giá khởi điểm để bán đấu giá. Ngay sau khi kê biên tài sản, ngƣời phải thi hành án có quyền ƣu tiên lựa chọn và thỏa thuận thuê tổ chức thẩm định giá để định giá tài sản kê biên đó. Do đó, giá tài sản đƣợc định giá thƣờng cao hơn giá thị trƣờng và nhu cầu của ngƣời mua. Khi tổ chức bán đấu giá, nếu không có ngƣời mua, thì phiên đấu giá không thành và tổ chức bán đấu giá lại. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đƣơng sự không yêu cầu định giá lại thì chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục đấu giá với điều kiện mỗi lần giảm giá không quá 10% giá đã định. Cho nên, sau nhiều lần giảm giá, khi giá giảm sát với giá thị trƣờng và có thể đƣợc ngƣời mua chấp nhận thì ngƣời phải thi hành án yêu cầu định giá lại tài sản và phiên bán đấu giá trở lại tình trạng ban đầu (giá cao hơn giá thị trƣờng rất nhiều). Sự việc này cứ lặp đi lặp lại làm cho thời gian thi hành án kéo dài và tài sản bảo đảm không thể xử lý đƣợc dứt điểm để ngân hàng thu nợ theo bản án, quyết định của Tòa án.
Qua phân tích những bất cập trên đây về việc xử lý TSĐB, thu đòi của bên bảo lãnh vay vốn cho thấy việc xử lý TSĐB gặp rất nhiều khó khăn trong đó có nhiều bất cập về môi trƣờng pháp lý, chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật, ngoài ra còn phụ thuộc vào sự phối hợp của các cơ quan công
quyền và đặc biệt là chủ sở hữu TSĐB. Chính vì những lý do trên, trong giai đoạn 2011-2013 kết quả xử lý TSĐB để thu hồi nợ của các NHTM NN cũng có kết quả chƣa đƣợc nhƣ mong đợi. Nếu thị trƣờng tài chính phát triển và các quy định của pháp luật chặt chẽ và rõ ràng hơn thì đây sẽ là biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả. Hiện nay tại Việt Nam hầu hết cho vay có TSĐB (vay tín chấp trên cơ sở chỉ định và có xếp hạng tín dụng tốt), khi phát sinh nợ xấu mà khách hàng không trả đƣợc nợ thì ngân hàng chỉ còn cách trích lập DPRR trên cơ sở đã trừ đi giá trị TSĐB và xử lý rủi ro chuyển sang theo dõi ngoại bảng đồng thời tiến hành các thủ tục thu đòi qua xử lý TSĐB.
Bảng 3.6. Kết quả thu hồi nợ đã xử lý rủi ro giai đoạn 2011-2013 tại các NHTM NN
Đơn vị tính:Tỷ đồng
Stt Tên NH Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Agribank 1.447
2 BIDV 613 636 1.326
3 Vietcombank 220 369 862
4 Vietinbank 1.170 1.255 1.266
5 MHB 3 1 4
Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM NN năm 2011;2012;2013
Qua kết quả thu hồi nợ đã xử lý tại các NHTM NN giai đoạn 2011-2013 cho thấy so với tỷ lệ nợ xấu đƣợc xử lý rủi ro đƣa ra ngoại bảng và các khoản thu hồi thì tỷ lệ thu hồi nợ khá thấp.
Tại Agribank: Trong năm 2012, Agribank tiến hành xử lý nợ xấu bằng quỹ DPRR hơn 18.747 tỷ đồng, nhƣng Agribank chỉ thu đƣợc hơn 1.447 tỷ đồng từ thu hồi nợ từ xử lý rủi ro
Tại BIDV: Năm 2012, BIDV thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 636 tỷ đồng, so với năm 2011 tăng 3,7%, tƣơng ứng tăng 23 tỷ đồng. Trong kho đó năm 2011 BIDV tiến hành dùng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu là 4.019 tỷ đồng; năm 2012 là 5.400 tỷ đồng.
Năm 2013, BIDV thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 1.326 tỷ đồng, so với năm 2012 số thu từ nợ đã XLRR tăng hơn 200%. Trong khi đó năm 2013 BIDV đã dùng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu số tiền 6.164 tỷ đồng.
Tại Vietinbank: Năm 2012, Vietinbank thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 1.255 tỷ đồng, so với năm 2011 thì thu nợ đã xử lý rủi ro tăng gần gấp 2 lần. Trong khi đó năm 2012 Vietinbank dùng quỹ DPRR xử lý nợ xấu số tiền là 3.592 tỷ đồng; năm 2011 là 4.775 tỷ đồng.
Năm 2013, Vietinbank thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 1.266 tỷ đồng, tƣơng đƣơng so với mức thu năm 2012. Trong khi đó năm 2013 Vietinbank đã dùng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu số tiền 4.576 tỷ đồng.
Có đƣợc số thu từ nợ đã xử lý rủi ro cao là do Vietinbank đã áp dụng các biện pháp bán nợ cho các AMC để XLNX đã phát sinh.
Tại Vietcombank: Năm 2012, Vietcombank thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 369 tỷ đồng, so với năm 2011 thì thu nợ đã xử lý rủi ro tăng 67%, tƣơng ứng tăng 149 tỷ đồng. Trong khi đó năm 2012 Vietcombank dùng quỹ DPRR xử lý nợ xấu số tiền là 3.578 tỷ đồng; năm 2011 là 3.840 tỷ đồng.
Năm 2013, Vietcombank thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 862 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với mức thu năm 2012. Trong khi đó năm 2013 Vietcombank đã dùng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu số tiền 2.126 tỷ đồng.
Tại MHB: Năm 2011, MHB thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 3 tỷ đồng; năm 2012 là 1 tỷ đồng; năm 2013 là 4 tỷ đồng. Đay là mức thấp nhất trong các NHTM NN.
XLNX thông qua xử lý TSĐB là một biện pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay các quy định của pháp luật còn chƣa hoàn thiện, thị trƣờng tài chính chƣa phát triển thì việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ cho NHTM là biện pháp