Nền kinh tế Việt Nam sau một giai đoạn dài phát triển và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan trong giai đoạn trƣớc năm 2008, nhƣ GDP năm 2005 tăng trƣởng đạt 8,4%; năm 2006 tăng trƣởng đạt 8,23%; năm 2007 tăng trƣởng đạt 8,46%. Các thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bất động sản đều tăng trƣởng mạnh, giá nhà đất từ năm 2003 đến năm 2006 đã tăng thêm 31,6%; thị trƣờng chứng khoán tăng liên tục với sự chạm ngƣỡng 300 điểm đầu năm 2006, và luôn giữ mức 1000 điểm đầu năm 2007; kết quả là trong gian đoạn 2006-2007, thị trƣờng chứng khoán và bất động sản sôi động, tấp nập chƣa từng thấy trong lịch sử; trong khi đó dƣ nợ tăng trƣởng tín dụng liên lục tăng và đạt ở mức cao, cụ thể: tăng trƣởng tín dụng năm 2005 đạt 19,2%; năm 2006 tăng trƣởng đạt mức 21,4%; năm 2007 tăng trƣởng đạt mức 51,54 % đánh dấu một mức tăng kỷ lục.
Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính cho vay dƣới chuẩn tại Mỹ mà đỉnh điểm là hàng loạt các ngân hàng, các công ty tài chính phá sản trong năm 2007- 2008, điển hình là: Lehman Brothers phá sản, Bear Sterrns và Merill Lynch bị thâu tóm, Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company). Tính đến ngày 31/12/2008, số NHTM của Mỹ phải đóng cửa đã lên tới con số 25 ( Năm 2007 chỉ có 3 ngân hàng bị ngƣng hoạt động). Cuộc khủng hoảng từ Mỹ sau đó lan rộng ra trên toàn cầu nhƣ một “vết dầu loang” và Việt Nam không là một ngoại lệ của “cơn bão tài chính” quét qua, khi mà nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Sau năm 2008, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, bắt đầu từ thị trƣờng chứng khoán với cú sốc sau sự kiện của Lehman Brothers phá sản, thị trƣờng chứng khoán liên tục có những phiên giảm điểm, so sánh thời điểm tháng 9/2008 và tháng 9/2009 chỉ số chứng khoán (VN index và HASTC index) đã giảm
trên 34%; thị trƣờng bất động sản sau một thời gian tăng trƣởng nóng thì “bong bóng” bất động sản bắt đầu có dấu hiệu vỡ, nguồn tiền đầu tƣ vào bất động sản từ thị trƣờng chứng khoán bị cắt đứt. Kết quả là đến cuối năm 2008 thị trƣờng nhà đất đã mất hơn 30% giá trị so với thời điểm của những cơn sốt đất. Mặt khác sau một thời gian dài duy trì tăng trƣởng tín dụng ở mức cao, Chính phủ đã thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt đƣợc áp dụng vào giữa năm 2008, NHNN liên tục “hút tiền” qua các kênh của thị trƣờng mở đã khiến lƣợng tiền trong lƣu thông bị hạn chế, nhu cầu thanh khoản của các thành phần kinh tế vẫn tăng, khiến lãi suất huy động của các ngân hàng tăng mạnh từ cuối quý 2/2008, dao động từ 16-18% và lãi suất đối với các khoản cho vay từ 20-21%. Đặc biệt các khoản huy động kỳ hạn ngắn có lãi suất rất cao và tùy thuộc vào từng ngân hàng để thu hút vốn. Bắt đầu vào khoảng giữa năm 2008 các ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản và các ngân hàng này khởi động cuộc đua lãi suất, đƣa lãi suất liên ngân hàng, vay qua đêm có thời điểm lên mức kỷ lục trên 37%/năm và nhiều ngân hàng trong nhóm này sẵn sàng huy động tại thị trƣờng I với lãi suất từ 19%-20%/năm. Hệ thống ngân hàng bị thiếu thanh khoản trong nhiều tháng, nhƣng chỉ số CPI vẫn “nhẩy múa”, năm 2008 chỉ số CPI tăng 19,89%; năm 2009 tăng 6,52%; năm 2010 tăng 11,75%; năm 2011 tăng 18,58%... Việt Nam phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính.
Biểu 3.1: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng, GDP, CPI giai đoạn 2005-2013
Thị trƣờng bất động sản và thị trƣờng chứng khoán trải qua những tác động tiêu cực trong một thời gian dài đã trở nên trì trệ và kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tƣ (đến thời điểm 2011-2013). Đã có những lần có những cơn sốt nhẹ xảy ra, tạo kì vọng cho sự hồi phục nhƣng đó chỉ là những ảo tƣởng. Một hiện thực đƣợc phơi bày đó là sự suy thoái đã bộc lộ, những sự thật về 2 thị trƣờng chứng khoán, bất động sản cũng nhƣ hệ thống tài chính và của cả nền kinh tế: tăng trƣởng bong bóng, đi vay nhiều, đòn bẩy dài, đầu tƣ theo hiệu ứng bầy đàn, các ngân hàng hám lợi, các doanh nghiệp đầu tƣ không hiệu quả, hàng tồn kho tăng cao, quản lý của Nhà nƣớc yếu kém… Đó mới chính là những vấn đề thực sự của các thị trƣờng mà các doanh nghiệp, ngân hàng, Nhà nƣớc, hay chính các chủ đầu tƣ cần xem lại. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu tại các NHTM tăng cao đột biến trong giai đoạn hiện nay.