Các vấn đề cần quan tâm khi sử dụng biodiesel ở mức pha trộn trung bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học B10, B20 đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng và môi trường của động cơ diesel (Trang 36)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN

1.4.2. Các vấn đề cần quan tâm khi sử dụng biodiesel ở mức pha trộn trung bình

- Tính tương thích vật liệu: Biodisel có thể tác động xấu đối với một số loại cao su, nhựa. Ngoài ra, với các loại vật liệu như đồng, thiếc, đồng thau, sắt mạ, chì và kẽm có thể xuất hiện hiện tượng đọng bám trên bề mặt [48], [49]. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến một số loại động cơ diesel (và hệ thống nhiên liệu của chúng) được chế tạo trước năm 1994 thường không tương thích hoàn toàn với B10, B20.

- Tính ổn định của nhiên liệu: Do tính ổn định lưu trữ thấp hơn nên biodiesel có khả năng gây ra hiện tượng đọng bám ở vòi phun, làm tắc bầu lọc nhiên liệu. Biodiesel có xu hướng kém ổn định hơn khi tăng tỷ lệ pha trộn của hỗn hợp.

- Hiện tượng pha loãng dầu bôi trơn: Sự làm loãng dầu nhờn là vấn đề quan trọng đối với cả nhiên liệu diesel truyền thống và biodiesel. Do biodiesel có độ nhớt và sức căng bề mặt cao hơn diesel dầu mỏ nên có xu hướng hình thành các hạt nhiên liệu có kích thước lớn hơn khi rời khỏi vòi phun. Do vậy, biodiesel có xu hướng đọng bám ở dạng lỏng trên thành xi lanh và sẽ lọt xuống các te sau khi đi qua xéc măng. Tại các te, biodiesel có thể bị suy biến thành axít hữu cơ và nó có thể tác động với kim loại dẫn đến sự hình thành các chất cặn lắng.

- Ảnh hưởng đến mức độ mài mòn các chi tiết chính của hệ thống phun nhiên liệu và động cơ diesel: Đa số nghiên cứu đều cho thấy, khi dùng biodiesel có thể làm giảm mức độ mài mòn các chi tiết chính của hệ thống phun nhiên liệu và động

cơ (chủ yếu là do sự gia tăng nhẹ về độ nhớt của hỗn hợp biodiesel) so với khi dùng nhiên liệu diesel dầu mỏ, [23], [58].

- Ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng, môi trường của động cơ:

Tỷ trọng, độ nhớt, nhiệt độ chưng cất 90% thể tích, hàm lượng ô xy, trị số xê tan của biodiesel thường cao hơn so với diesel dầu mỏ; biodiesel thường có nhiệt trị thấp thấp hơn khi so sánh với diesel dầu mỏ. Các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp

đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng, môi trường của động cơ diesel (chúng có xu

hướng làm giảm mô men xoắn có ích, tăng suất tiêu hao nhiên liệu có ích của động cơ; làm tăng mức phát thải NOx nhưng lại cải thiện được về độ khói khí thải). Đây là vấn đề cơ bản, quan trọng cần được quan tâm và trong luận án của mình, NCS sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học B10, B20 đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng và môi trường của động cơ diesel (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)