Lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học B10, B20 đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng và môi trường của động cơ diesel (Trang 73)

- Sự thay đổi các thuộc tính hóalý, đặc tính cháy của hỗn hợp biodiesel phụ thuộc vào tỷ lệ pha trộn và nguồn gốc của B100 Trong phạm vi nghiên cứu của

3.1.Lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu

d. Tốc độ tỏa nhiệt khi cháy

3.1.Lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là động cơ diesel B2, đây là động cơ 4 kỳ, buồng cháy thống nhất, 12 xi lanh, bố trí hình chữ V, phun nhiên liệu trực tiếp, dùng bơm cao áp kiểu dãy và vòi phun kín, làm mát bằng nước; Góc phun sớm 320 trước ĐCT; áp suất bắt đầu nâng kim phun 20 [MPa]. Động cơ diesel B2 có công suất định mức theo thiết kế là 382 [kW] tại n=2000 [vg/ph]; mô men xoắn lớn nhất theo thiết kế là 2158 [N.m] tại số vòng quay trục khuỷu n=1200 [vg/ph]. Mặt cắt ngang của động cơ B2 được giới thiệu trên Hình 3.1.

Hình 3.1. Mặt cắt ngang của động cơ B2, [114]

1- hộp trục khuỷu; 2- thanh truyền chính; 3- ống lót xi lanh; 4- khối thân máy; 5- pít tông; 6- nắp máy; 7- vòi phun; 8- ống dẫn khí; 9- van khởi động khí nén; 10- đường ống cao áp; 11- bơm cao áp; 12- xu páp nạp; 13- trục cam nạp; 14- trục cam thải; 15- nắp máy; 16- xu páp thải; 17- thanh truyền phụ; 18- bầu lọc dầu bôi trơn; 19- chốt đầu to thanh truyền phụ; 20- nắp ổ trục khuỷu; 21- đáy các te.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Tại Việt Nam, do họ động cơ B2 có công suất lớn, độ bền cao, kết cấu khá gọn nhẹ nên được sử dụng nhiều trên các phương tiện chuyên chở tại các mỏ khai thác khoáng sản (xe tải, đầu kéo xe lửa...), trên phương tiện vận tải thủy, các trên dàn khoan dầu khí và một số phương tiện cơ giới quân sự (PTCGQS).

Hàng năm, các PTCGQS trong Quân đội đang tiêu thụ một lượng lớn nhiên liệu diesel phục vụ công tác huấn luyện, chuyên chở… Việc nghiên cứu sử dụng biodiesel B10, B20 cho động cơ diesel B2 lắp trên nhóm phương tiện này sẽ góp phần sử dụng hiệu quả hơn các sản phẩm phụ của quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; góp phần chủ động về nguồn cung nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Động cơ B2 có nhiều đặc điểm kỹ thuật, công nghệ tương đồng với các động cơ diesel dùng hệ thống phun nhiên liệu (HTPNL) kiểu cơ khí truyền thống có nguồn gốc từ Liên xô đang được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam. Do vậy, những kết quả nghiên cứu sử dụng B10, B20 cho động cơ B2 có khả năng mở rộng áp dụng cho các động cơ khác có cùng đặc điểm công nghệ và xuất xứ.

Chính vì vậy, động cơ B2 đã được lựa chọn là đối tượng nghiên cứu của Đề tài NCKH & PTCN cấp Nhà nước “Nghiên cứu sử dụng nhiên liệu diesel sinh học (B10 và B20) cho phương tiện cơ giới quân sự”, mã số ĐT.06.12/NLSH, [23]. Trong đó, luận án của NCS là một sản phẩm đào tạo Sau đại học của Đề tài trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học B10, B20 đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng và môi trường của động cơ diesel (Trang 73)