Kết quả thực nghiệm và nhận xét

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học B10, B20 đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng và môi trường của động cơ diesel (Trang 126)

- Đã xây dựng và hiệu chỉnh thành công mô hình tính QLCCNL của động cơ B2 khi sử dụng nhiên liệu B0, B10, B20 trong phần mềm Inject32 Khi sử dụng B

4.3.Kết quả thực nghiệm và nhận xét

4.3.1. Xác định các thuộc tính của nhiên liệu

Hiện nay, do Việt Nam chưa ban hành tiêu chuẩn (TCVN) hay quy chuẩn (QCVN) qui định các đặc tính kỹ thuật cho hỗn hợp nhiên liệu biodiesel với tỷ lệ pha trộn lớn hơn 5%. Vì vậy, hỗn hợp biodiesel B10, B20 được so sánh, đánh giá dựa theo QCVN 01:2009/BKHCN [3], TCVN 5689:2005 [4] và ASTM D 7467/09 [46] (tiêu chuẩn của Mỹ về hỗn hợp nhiên liệu biodiesel có tỷ lệ pha trộn từ 6÷20%). Kết quả phân tích thuộc tính của các mẫu B0, B10 và B20 dùng cho nghiên cứu của luận án được trình bày chi tiết trong Bảng 4.19.

Dữ liệu trong Bảng 4.19 cho thấy, các tính chất nhiên liệu của B10, B20 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 1:2009/BKHCN, TCVN 5689:2005 và ASTM D 7467/09:

- Các mẫu B10, B20 có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn B0. Nguyên nhân là do B100 có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn B0, [23]. Đây là ưu điểm của biodiesel như đã phân tích trong Chương 1.

- Nhiệt độ cất 90% thể tích của B10 và B20 có sự gia tăng nhẹ khi so với B0 (với B10 tăng 3 oC, B20 tăng 6 0C) nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5689:2005 và ASTM D 7467/09.

- Nhiệt độ chớp cháy cốc kín của B10, B20 lớn hơn so với B0. Đây là ưu điểm của biodiesel đối với việc phòng chống cháy, nổ trong lưu trữ, phân phối.

Bảng 4.19. Kết quả phân tích các tính chất của mẫu B0, B10, B20

TT Tên chỉ tiêu Phƣơng pháp Đơn vị

Kết quả đo Giới hạn (TCVN 5689:2005) Giới hạn (QCVN 1: 2009/BKHCN) Giới hạn (ASTM D 7467/09) Mẫu B0 Mẫu B10 Mẫu B20

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học B10, B20 đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng và môi trường của động cơ diesel (Trang 126)