Đánh giá, hiệu chỉnh mô hình tính quy luật cung cấp nhiên liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học B10, B20 đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng và môi trường của động cơ diesel (Trang 77)

- Sự thay đổi các thuộc tính hóalý, đặc tính cháy của hỗn hợp biodiesel phụ thuộc vào tỷ lệ pha trộn và nguồn gốc của B100 Trong phạm vi nghiên cứu của

d. Tốc độ tỏa nhiệt khi cháy

3.2.5. Đánh giá, hiệu chỉnh mô hình tính quy luật cung cấp nhiên liệu

Về nguyên tắc, việc đánh giá, hiệu chỉnh mô hình tính QLCCNL sẽ đạt kết quả tốt nhất nếu có được một số thông số đo thực nghiệm như [15], [24], [129]: diễn biến áp suất cuối đường ống cao áp; diễn biến độ nâng kim phun; diễn biến lượng nhiên liệu cung cấp cho một chu trình…

Tuy nhiên, đây là những thông số có sự thay đổi lớn về giá trị trong một khoảng gian rất ngắn và bị tác động mạnh bởi các hiện tượng thủy động xuất hiện trong HTPNL. Ngoài ra, tất cả các thông số đo này đều cần được biểu diễn theo góc quay của trục cam (hoặc trục khuỷu). Chính vì vậy, việc xác định các thông số này cần có các cảm biến, hệ thống thu thập dữ liệu có độ chính xác và tốc độ lấy mẫu cao. Do khó khăn về điều kiện thực nghiệm, NCS chỉ sử dụng một thông số đo thực nghiệm (được NCS trình bày trong Chương 4) là lượng nhiên liệu cấp cho một chu trình (gct) để hiệu chỉnh mô hình tính QLCCNL. 120 130 140 150 160 170 1200 1300 1400 1500 1600 1700 1800 1900 2000 n [vg/ph] gc t [m g/ ct ] gct - B0 - LT gct - B0 - TN

Hình 3.4. Kết quả tính toán và thực nghiệm xác định lượng nhiên liệu cung cấp cho 1 chu trình của phân bơm cao áp, ở chế độ 100% tải

Sau khi hiệu chỉnh mô hình, NCS tiến hành tính toán QLCCNL. Kết quả tính toán được so sánh với thực nghiệm lượng nhiên liệu cấp cho một chu trình gct khi sử dụng nhiên liệu B0 được trình bày trong Bảng 3.2 và trên Hình 3.4.

Bảng 3.2. So sánh lượng nhiên liệu cung cấp cho 1 chu trình ở chế độ 100% tải giữa tính toán và thực nghiệm

Tốc độ động cơ (vg/ph)

Lƣợng nhiên liệu cung cấp cho 1 chu trình gct, (mg/ct)

Lý thuyết Thực nghiệm Sai số (%)

1200 156,78 155,02 1,14 1300 150,67 150,01 0,44 1400 144,76 146,01 -0,86 1500 139,02 140,01 -0,71 1600 135,07 136,01 -0,69 1700 131,45 133,01 -1,17

1800 128,17 130,01 -1,42

1900 125,28 127,01 -1,36

2000 122,53 123,51 -0,79

Dữ liệu trong Bảng 3.2 và diễn biến sự thay đổi gct theo đặc tính ngoài trên Hình 3.4 cho thấy: kết quả tính toán lý thuyết về gct là phù hợp với kết quả đo thực nghiệm trên toàn dải tốc độ 1200 vg/ph đến 2000 vg/ph và phù hợp với đặc tính cung cấp của BCA (ký hiệu HK-10) lắp trên động cơ B2, [114]. Sai số lớn nhất về gct giữa tính toán và thực nghiệm là 1,17 %. Do vậy, mô hình tính QLCCNL được xây dựng, hiệu chỉnh trong phần mềm Inject32 có đủ độ tin cậy cần thiết và có thể sử dụng để tính toán QLCCNL của động cơ B2 khi sử dụng B10, B20.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học B10, B20 đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng và môi trường của động cơ diesel (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)