Trong những năm qua nền kinh tế - xã hội của Huyện Mê Linh đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống nhân dân được nâng lên, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển như giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học và các công trình phúc lợi khác. Trình độ dân trí sức khỏe của người dân từng bước được cải thiện rõ rệt.
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá làm giảm diện tích đất nông nghiệp, nhưng sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng: giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản. UBND huyện đã chủ động hỗ trợ kinh phí và tập trung chỉ đạo các xã, các hợp tác xã, các hộ nông dân tổ chức sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất sau úng ngập, đảm bảo ổn định sản xuất. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên địa bàn huyện. Xây dựng phương án phòng chống hạn, úng ngập, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
- Trồng trọt: Tỷ trọng ngành trồng trọt trong nông nghiệp năm 2005
là 63,4%, đến năm 2013 giảm xuống còn 52,5%. Ngành chăn nuôi đã và đang vươn lên mạnh mẽ, giúp tỷ trọng tăng từ 34,9% năm 2005 lên đến 43,2% năm 2013.
Trong những năm qua, Huyện đã hỗ trợ nông dân để đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Tiếp tục quan tâm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hoá hiệu quả bền vững. Năng suất cây trồng trong những năm qua có xu hướng tăng. Trên địa bàn đã và đang hình thành các vùng trồng hoa, trồng rau an toàn tập trung với diện tích ngày càng lớn tại vùng bãi và cả các vùng đồng sản xuất.
- Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi của huyện phát triển tương đối ổn định. UBND huyện tổ chức tốt công tác tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung cho đàn
gia súc, gia cầm theo đúng kế hoạch, chỉ tiêu Thành phố giao, do vậy không xảy ra những vụ dịch lớn trên địa bàn.
Tổng đàn trâu năm 2005 là 2.073 con, năm 2013 giảm xuống còn 930 con; đàn bò có nhiều tiềm năng hơn và có xu hướng không ổn định: Năm 2005 có 16.021 năm 2006 có 18.825 con, đến năm 2013 giảm xuống 13.800 con.
Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi năm 2005 là 87.581 con, đến năm 2013 tăng lên không đáng kể 88.150 con.
Đàn gia cầm có xu hướng giảm liên tục trong những năm gần đây, từ 751.500 con năm 2005 xuống còn 672.300 con.
- Nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện tăng từ 236 ha (năm 2005) đến 330,46 ha năm 2013.
Trong thời gian gần đây ngoài việc cải tạo ao, hồ nhỏ trong khu dân cư kết hợp với chăn nuôi, nhiều hộ gia đình chuyển khu vực đất trũng trồng lúa năng suất thấp sang mô hình nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. - Lâm nghiệp:tổng diện tích đất lâm nghiệp được bảo vệ tuyệt đối diện tích đất vốn có là 3,11 ha năm 2005 đến nay, diện tích đất lâm nghiệp không đáng kể, tập trung ở xã Thanh Lâm. Do đó giá trị đóng góp của lâm nghiệp rất nhỏ bé, năm 2013 chỉ đạt 690 triệu đồng.
* Khu vực kinh tế công nghiệp
- Ngành công nghiệp và xây dựng, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt trên 30%/năm trong khi ngành xây dựng đạt trên 13%/năm làm cho tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm trong toàn ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng. Điều này thể hiện ưu thế của ngành công nghiệp huyện so với ngành xây dựng. Tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh trên địa bàn huyện, chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng và kim khí. Tuy nhiên, phát triển làng nghề chủ yếu là tự phát, kinh doanh chưa bài bản.
- Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn đã đi vào hoạt động và tăng trưởng tốt, đóng góp vào thành tích chung của công nghiệp như: Doanh nghiệp tư nhân Xuân Kiên, Công ty liên doanh INOUE, Công ty dệt Vĩnh Phúc, Công ty dược phẩm Mediplatex, Công ty điện tử Asti Hà Nội; Công ty TNHH Thép Việt Thanh, v.v. Một số doanh nghiệp mới tiến hành sản xuất
vào cuối năm 2008 có tăng trưởng khá như: công ty TNHH Katolec, công ty công ty Abesim, công ty TNHH Coldtech.v.v.
- Số doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước tăng mạnh, từ 11 doanh nghiệp năm 2005 lên 120 năm 2013.
* Khu vực kinh tế dịch vụ
- Ngành thương mại và tài chính tín dụng là hai nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất, đồng thời cũng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Tiếp theo là khách sạn, nhà hàng và vận tải, bưu điện.
- Hệ thống thương mại trên địa bàn huyện bên cạnh đó có một trung tâm thương mại Mê Linh Plaza đi vào hoạt động từ 2007, và hai chợ được xây dựng kiên cố.
- Du lịch hầu như chưa được phát triển, do chưa có chính sách liên kết khai thác tài nguyên du lịch cùng với các địa điểm du lịch phong phú và đa dạng của các địa phương lân cận và chưa có lực lượng làm du lịch chuyên nghiệp. Một vài điểm đến hiện có của huyện như đền Hai Bà Trưng, đồi 79 Mùa xuân chưa được quảng bá và ít thu hút khách du lịch.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Thực trạng phát triển giao thông
Hệ thống giao thông huyện Mê Linh bao gồm giao thông đường bộ, giao thông đường thủy và đường sắt. Trong đó đường bộ 433 km; đường sông 27,6 km; đường sắt 8 km.
- Giao thông đường bộ: đường 23 với tổng chiều dài chạy qua địa phận Huyện là 16,5km; đường Bắc Thăng Long - Nội Bài với chiều dài 2,5km. Các tuyến đường này do Trung ương đầu tư quản lý, đến nay đường Bắc Thăng Long - Nội Bài có chất lượng tốt, còn đường 23 đã xuống cấp, mặt đường lồi lõm không đảm bảo cho các phương tiện lưu thông trên đường.
Tỉnh lộ gồm các tuyến đường 301 với chiều dài 2,5km; đường 308 với chiều dài 11,5km; đường 312 với chiều dài là 7,3km. Toàn bộ các tuyến đường đã được cứng hóa như rải nhựa, bê tông.
- Giao thông đường thủy: mạng lưới đường sông trên địa bàn huyện Mê Linh có tổng chiều dài là 27,6 km, trong đó đường sông thuộc hệ thống sông
Hồng có chiều dài là 19km và còn lại là hệ thống sông Cà Lồ. Đây là mạng lưới giao thông quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện.
- Đường sắt: chạy qua địa bàn Huyện có 8 km đường sắt thuộc tuyến Hà Nội - Lào Cai, trên địa bàn huyện có ga Thạch Lỗi tại Thị trấn Quang Minh, đây là một tuyến giao thông khá quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, nối Huyện với khu vực miền núi phía Bắc như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và các huyện đồng bằng và khu vực Hà Nội, kể cả nhu cầu vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa. Có thể nói tuyến đường sắt qua địa phận huyện là không dài nhưng đối với huyện có vai trò quan trọng để vận chuyển nguyên liệu của nhà máy sản xuất, các doanh nghiệp. Trong tương lai sẽ được nâng cấp, mở rộng thành tuyến đường sắt Xuyên Á.
4.1.2.3. Giáo dục - Đào tạo
Công tác giáo dục bậc tiểu học phát triển tốt, trường lớp khang trang, sạch đẹp, thiết bị dậy học đầy đủ. Số học sinh đi học đúng tuổi đạt 100%. Năm 2009 - 2013 có 32 trường tiểu học có 482 lớp học với 445 phòng học, toàn huyện có 13.374 học sinh tiểu học đến trường và có 611 giáo viên giảng dạy.
- Bậc giáo dục mầm non: năm học 2009 -2013 có 20 trường với 283 lớp với 584 cháu đi nhà trẻ và 7.215 cháu học mẫu giáo. Năm học này toàn huyện Mê Linh có tổng 319 phòng học và phòng chức năng, còn thiếu 122 phòng nữa, với tổng số 306 giáo viên, 44 cán bộ quản lý hiện tại huyện còn thiếu 72 giáo viên và 16 cán bộ quản lý.
- Bậc tiểu học: chất lượng đại trà được giữ vững và có những mặt phát triển, chất lượng mũi nhọn được nâng lên. Là huyện đạt chỉ tiêu cao so với toàn Thành phố về tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi; Chất lượng dạy và học cũng như giáo dục toàn diện được đánh giá là cao với các Quận, huyện khác trong thành phố. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cấp học trong huyện đã được đào tạo tương đối cơ bản với mức chuẩn khá cao.
4.1.2.4. Y tế
Sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cấp. Đội ngũ cán bộ, các trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe.
Hiện nay huyện có 18 trạm y tế các xã và bệnh viện đa khoa huyện. Tại bệnh viện đa khoa có 161 cán bộ trong đó có 53 cán bộ biên chế, 108 cán bộ hợp đồng. Hệ thống các xã có 45 cán bộ trong đó có 1 bác sỹ chuyên khoa I, 5 bác sỹ, 16 cán ngành y, 6 cán bộ ngành dược. Các bác sỹ và cán bộ chuyên môn và năng lực từng bước được chuẩn hóa, đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
4.1.2.5. Văn hóa
Các phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới được triển khai tích cực và sôi động, đạt kết quả tốt và bước đầu đi vào nề nếp. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng, thiết thực góp phần khơi dậy và phát triển nhiều nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Về phong trào xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa. Tính đến nay toàn huyện có 75% số hộ đạt gia đình văn hóa, 65% số làng đạt lằng văn hóa. Số Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ là 52.
4.1.2.6. Quốc phòng - An ninh
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Bảo vệ an toàn các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, duy trì tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. Duy trì thực hiện nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Bảo đảm an toàn các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn Thành phố và Huyện. Đảm bảo công tác quốc phòng, quân sự địa phương, chủ động phòng ngừa, không để xảy ra các đột biến, khủng bố, phá hoại, bạo loạn; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện.
4.1.2.7. Dân số và lao động
* Dân số
Năm 2013 dân số của huyện là 210.632 người (trong đó nữ chiếm 51,09% nam chiếm 48,91%) với 46.518 hộ gia đình, bình quân 4,53 khẩu/hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình năm 2013 là 1,50%. Dân số của huyện tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do những năm qua thu hút được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương đến làm việc trong các ngành, các khu công nghiệp trên địa bàn huyện.
* Lao động
Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2013 huyện có 135.160 người ở độ tuổi lao động, trong đó ngành nông nghiệp có 78.362 người, các ngành phi nông nghiệp có 56.798 người. Có thể nói nguồn nhân lực của huyện khá
dồi dào song lực lượng lao động nông nghiệp của huyện vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang có xu hướng tăng lên rõ rệt. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.
Bảng 4.1.Tình hình dân số, lao động của huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
-Tổng số nhân khẩu Người 194.856 199.872 205.136 210.632
-Tổng số hộ Hộ 43.717 44.623 45.602 46.518
-Số khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,46 4,48 4,5 4,53
+Hộ nông nghiệp Hộ 39.446 40.196 40.932 41.461 +Hộ phi nông nghiệp Hộ 4.271 4.427 4.670 5.057 -Tổng số lao động Người 125.354 128.116 132.034 135.160 +Lao động nông nghiệp Người 79.875 79.410 78.902 78.362 +Lao động phi nông nghiệp Người 52.113 53.527 55.021 56.798 -Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,58 1,57 1,54 1,50
(Nguồn:Niên giám thống kê huyện Mê Linh năm 2010, 2011, 2012, 2013)
4.1.3. Nhận xét chung vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.3.1. Vềđiều kiện tự nhiên * Thuận lợi: * Thuận lợi:
- Mê Linh có vị trí cửa ngõ phía Bắc Thủ đô, là điểm giao nối giữa Thủ Đô với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ba vùng năng động nhất, lại nằm liền kề với thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn của cả nước, Mê Linh có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật, đầu tư… vị trí thuận lợi là một lợi thế quan trọng của huyện Mê Linh nên cần khai thác tốt lợi thế này.
- Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị kinh tế cao: hoa cây cảnh, rau sạch. Có nghề trồng hoa, rau phát triển đã trở thành thương hiệu địa phương. - Có nguồn nước đồi dào, có trữ lượng cát, sét lớn, có nguồn năng
lượng đi qua (lưới điện quốc gia đi qua) đó là điều kiện thuận lợi để huyện có thề phát triển mạnh việc khai thác sét, cát và sản xuất vật liệu xây dựng.
* Khó khăn:
- Đất đai bị khai thác sử dụng chưa hợp lý nên nhiều nơi bị thoái hóa biến chất, hiệu quả kinh tế kém. Lượng mưa phân bố không đồng đều gây tình trạng khô hạn, thiếu nước vào mùa khô, gây ngập úng vào mùa mưa. Môi trường ô nhiễm cục bộ ở một số khu, cụm công nghiệp và các đường giao thông lớn, điều này cần được sớm khắc phục.
4.1.3.2. Về kinh tế - xã hội * Thuận lợi: * Thuận lợi:
- Huyện có các điểm du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái hiện thu hút nhiều khách du lịch như đền Hai Bà Trưng, đồi 79 mùa xuân... có thể liên kết phát triển với các điểm du lịch trong vùng như Tam Đảo, Đại Lải, Sóc Sơn, Bắc Ninh.
- Có các khu đô thị, KCN lớn và nguồn nhân lực khá dồi dào, được giáo dục và đào tạo tương đối tốt; người dân khá năng động, ham học hỏi, cần cù, nhạy bén trong chuyển đổi sản xuất và làm kinh tế.
* Khó khăn:
- Kết cấu hạ tầng bên trong phát triển chậm, thiếu đồng bộ: chất lượng hệ thống cấp điện, nước chưa theo kịp yêu cầu phát triển; giao thông chưa đấu nối với các huyết mạch đã hạn chế sự phát triển của huyện trong tương lai. - Quá trình CNH và ĐTH làm cho người lao động vốn phần lớn chuyển đổi từ nông nghiệp, chưa qua đào tạo khó khăn trong chuyển đổi nghề; nhiều thách thức về xã hội và việc làm nảy sinh với người nông dân bị mất đất sản xuất. Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn, khả năng huy động nguồn vốn từ nhân dân rất hạn chế.
4.2. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai
4.2.1. Hiện trạng quản lý đất đai
4.2.1.1. Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện
Công tác tuyên truyền, tổ chức phổ biến Luật đất đai và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai trong đội ngũ lãnh đạo và cán bộ
của huyện tương đối tốt. Từ năm 2003 đến nay đã tổ chức được nhiều các lớp học và tập huấn về Luật đất đai 2003. Cán bộ huyện phối hợp cùng cán bộ cấp xã có những buổi tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật đến các lãnh đạo thôn, bà con nhân dân.