đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
* Mục đích của ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đăng ký đất đai nhằm giúp cho Nhà nước nắm được đầy đủ chính xác về diện tích, loại đất, hạng đất, người sử dụng đối với từng thửa đất để Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch. Đảm bảo mỗi thửa đất đều có chủ sử dụng hợp pháp, góp phần làm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nhằm lập hồ sơ quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất, từ đó điều chỉnh quan hệ cung cầu về đất đai. Chống đầu cơ đất đai và xây dựng thị trường về bất động sản.
- Người sử dụng đất yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh trên diện tích đất được cấp. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tận dụng nguồn lợi từ đất, đảm bảo môi trường sinh thái ổn định.
* Yêu cầu của ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Chấp hành đầy đủ các chính sách đất đai của Nhà nước theo quy trình, quy phạm hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thực hiện mọi thủ tục pháp lý cần thiết trong quá trình đăng ký đảm bảo sự đầy đủ, chính xác theo đúng hiện trạng được giao.
* Đối tượng của ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.(Nghịđịnh số 181,2004)[3]
Theo điều 9 Luật Đất đai năm 2003 Quy định người sử dụng trong Luật này bao gồm:
1. Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, tổ chức kinh tế nhận quyền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (gọi chung là hộ gia đình, cá nhân) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam trên cùng địa bàn thôn, làng, bản, ấp, buôn và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục tập quán hoặc có cùng chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.
4. Cơ sở tôn giáo gồm: Chùa, nhà thờ, thánh, thất thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất. 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận. Cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên Chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên Chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư hoạt động văn hóa, khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
7. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
Như vậy, người sử dụng đất hiện nay bao gồm: Tổ chức (trong và ngoài nước), hộ gia đình, cá nhân (trong và ngoài nước), các cộng đồng dân cư, mọi tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, đều được Nhà nước giao đất sử dụng ổn định, lâu dài hoặc cho thuê đất của Nhà nước (gọi chung là người sử dụng đất) đều được ĐKĐĐ và được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Người thuê đất thuộc quyền sử dụng của người khác, kể cả việc thuê đất thuộc đất công ích do UBND xã quản lý đều được ĐKĐĐ và được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định này.
Đối với các họ tộc đang sử dụng đất vào việc thờ cúng hương hỏa chung của dòng họ, được pháp luật thừa nhận thì được cấp GCNQSDĐ như người sử dụng khác.
* Điều kiện được ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khoản 5 điều 41 Nghị định 181 ngày 29/10/12004 quy định những trường hợp sau đây phải được cấp mới cấp GCNQSDĐ.
Tạo thửa đất mới do Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Tạo thửa đất mới do nhiều thửa mới hợp thành một thửa.
Tạo thửa đất mới trong trường hợp chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất, Nhà nước thu hồi một phần thửa đất, người sử dụng đề nghị tách thửa đất thành nhiều thửa mà pháp luật cho phép.
Khi người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hoặc để xây dựng nhà xưởng, cơ sở dịch vụ công nghệ cao, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu phí thuế quan và khu công nghiệp, khu giải trí đặc biệt khu du lịch trong khu phí thuế quan của khu kinh tế (gọi là cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp).
Ranh giới thửa đất bị thay đổi khi thực hiện kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thực hiện quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; Thực hiện văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hơp với pháp luật; Thực hiện việc xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; Thực hiện quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, thực hiện bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án; Thực hiện việc chia tách sử dụng đất theo văn bản phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung.
GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người sử dụng bị nhòe, ố, rách, hư hại hoặc bị mất. Khoản 6 điều 41 Nghị định 181 ngày 29/10/2004 quy định những giấy chứng nhận sau có giá trị pháp lý như GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.
GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993.
Giấy chứng nhận sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Điều 49 Luật Đất đai năm 2003 ngày 26/01/2003 quy định Nhà nước cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây (Luật Đất đai,2003)[9]
1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp cho thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3. Người sử dụng đất theo quy định tại điều 50 và điều 51 của luật này mà chưa được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; Người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu nợ; Tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
6. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án sử dụng đất. 7. Người sử dụng đất theo quy định tại các điều 90, 91, 92 của luật này. 8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở.
9. Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở. Điều 90, 91, 92 của luật đất đai năm 2003 là quy định về khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao và đất khu kinh tế.
2.2.3. Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Nghị định số 88,2009 )[6]