Phương pháp tìm hiểu các văn bản quy định về cấp GCNQSDĐ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo số liệu đo đạc bản đồ địa chính giai đoạn 2010 - 2013 trên địa bàn huyện Mê Linh - Thành phố Hà Nội. (Trang 35)

- Nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định về cấp GCNQSDĐ.

3.4.3. Phương pháp điu tra, phng vn ca h gia đình, cá nhân.

- Số phiếu điều tra 120 phiếu. - Đối tượng là cá nhân.

- Địa điểm điều tra tại 5 xã trên địa bàn huyện Mê Linh như sau: xã Tiến Thắng, xã Thanh Lâm, xã Tiền Phong, thị trấn Quang Minh và xã Kim Hoa.

3.4.4. Phương pháp tng hp và x lý s liu

- Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã thu thập, chọn lọc các số liệu cần thiết và loại bỏ những số liệu không hợp lý.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 30 km. Nằm trong toạ độ địa lý từ 21o

07’19’’ - 21o14’22’’ vĩ độ Bắc và 105o

36’50’’ - 105o47’24’’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên

- Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc - Phía Nam giáp huyện Đan Phượng

- Phía Đông giáp huyện Đông Anh, Sóc Sơn.

Huyện có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 2 thị trấn, hệ thống giao thông tương đối phát triển, có đường ô tô, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài và có đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài chạy qua nối đường 18 đi qua cảng nước sâu Cái Lân, đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Mê Linh có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội của thủ đô Hà Nội với các tỉnh trong nước và nước ngoài.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện cơ bản là đồng bằng, một phần nhỏ là bán sơn địa, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có thể chia thành ba tiểu vùng trũng như sau:

- Vùng gò đồi bán sơn địa ở phía Bắc huyện, độ cao trung bình từ 9 - 10 m nằm ven theo sông Cà Lồ, bao gồm một phần các xã: Vạn Yên, Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa, Quang Minh, Mê Linh và Tiền Phong, khoảng trên 6,5 nghìn ha, được hình thành trên nền phù sa cũ bạc màu có hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, nguồn nước mặt hạn chế. Đây là

vùng rất thích hợp để phát triển công nghiệp và xây dựng, trồng hoa màu và cây lương thực.

- Vùng hai bên đê sông Hồng diện tích 3.135,26 ha chiếm 22% tổng diện tích tự nhiên, có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 8 - 10 m, bao gồm một phần các xã: Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt. Đây là vùng đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, một số vùng ngoài đê được phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm, phù hợp với trồng hoa màu, phát triển các bãi chăn thả, trong tương lai là vùng phát triển nông nghiệp hàng hóa kết hợp du lịch sinh thái rất phù hợp.

- Vùng trũng ở giữa với độ cao từ 6 - 8 m, bao gồm các xã Văn Khê, Tam Đồng, Liên Mạc và một phần các xã còn lại với diện tích 4.417,87 ha chiếm 31% diện tích tự nhiên, đây là vùng đã được thuỷ lợi hoá hoàn chỉnh, đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng bình thường và cao, cũng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, phù hợp cho phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao như sản xuất rau sạch, chăn nuôi gia súc gia cầm sạch theo dây chuyền công nghệ tiên tiến và một số khu vực có thể là quỹ đất để phát triển đô thị.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Huyện Mê Linh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn mùa trong năm, trong đó có hai mùa rõ rệt:

- Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 27- 29oC.

- Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3, ít mưa, nhiệt độ trung bình 16 - 17o

C. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 - 1.550 giờ, nhiệt độ trung bình năm là 23,3oC, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.135 - 1.650 mm, với năm cao nhất là 1.682 mm, năm thấp nhất là 1.131mm, lượng mưa phân bố không đều thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 8. Độ ẩm không khí 84 - 86%, thấp nhất vào tháng 2 là 79 - 80%. Hướng gió chủ đạo từ tháng 4 đến tháng 9 là gió Đông Nam, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là gió Đông Bắc có kèm sương muối.

Nhìn chung khí hậu của huyện tương đối thuận lợi cho phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm thường xuất hiện mưa bão tập trung gây rửa trôi đất canh

tác vùng phía Bắc, ngập úng cục bộ vùng phía Nam đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống sông, hồ, kênh và đầm trên địa bàn huyện khá phong phú như sông Hồng, sông Cà Lồ, Đầm Và,.... có tác động rất lớn về mặt thuỷ lợi, chế độ thuỷ văn cả huyện phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn sông Hồng.

- Sông Hồng: chảy qua phía Nam của huyện với chiều dài 19 km, lưu lượng nước bình quân năm 3.860 m3/s, lớn nhất vào tháng 8 là 10.700 m3

/s, thấp nhất vào tháng 2 là 1.930 m3/s, là nguồn cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của các xã phía Nam. Hàng năm vào mùa mưa sông Hồng gây lũ lụt và bồi đắp phù sa cho vùng đất bãi ngoài đê (mức lũ cao nhất là 15,37 m).

- Sông Cà Lồ Sống nằm ở phía Đông của huyện chảy ra sông Cầu, là trục tiêu nước chính của toàn huyện, mực nước cao nhất 9,14 m, lưu lượng lớn nhất 268 m3/s, là sông đón nhận nguồn nước mưa của phần lớn các sông nhỏ trên địa bàn huyện. Vào mùa mưa lũ tập trung, nước sông Cầu dâng cao không tiêu kịp gây úng lụt cục bộ cho một số vùng đất trũng của huyện.

4.1.1.5. Thực trạng môi trường

Mê Linh là Huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn khá lớn, mật độ dân số thấp, dân số chủ yếu chỉ tập trung ở các thị trấn, khu công nghiệp và các xã có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao. Hiện nay, thực trạng môi trường của huyện khá tốt, đặc biệt là ở các vùng nông thôn phía Tây, Tây Bắc, phía Tây Nam của huyện - nơi cách xa các trung tâm đô thị và khu công nghiệp.

Tuy nhiên, thực trạng môi trường trên địa bàn huyện ở một số khu vực, đặc biệt là môi trường nước mặt, môi trường không khí, tiếng ồn đang có dấu hiệu gia tăng ô nhiễm môi trường cục bộ, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước mặt ở các kênh, rạch, sông, các ao hồ khu vực gần khu công nghiệp Quang Minh, các khu vực gần đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, quốc lộ 23, những điểm nóng về xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các khu đô thị, các tuyến đường giao thông, khu vực khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng…vv.

Đất sản xuất nông nghiệp một số vùng trên địa bàn huyện đã có dấu hiệu bị thoái hóa, bạc màu, tích lũy các hóa chất độc hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất. Một số đầm, ao hồ trên địa bàn huyện có biểu hiện ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ và kim loại nặng.

4.1.1.6. Tài nguyên đất

Huyện Mê Linh gồm các loại đất chính sau:

- Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu, có diện tích 2.160,63 ha, phân bố ở các xã Tiến Thắng, Vạn Yên, Tiến Thịnh, Thạch Đà, Hoàng kim và Tráng Việt.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu có diện tích 2.162,37 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Tiến Thắng, Tự Lập, Vạn Yên, Tiến Thịnh, Liên Mạc, Chu Phan, Tam Đồng.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh, có diện tích 1.787,21 ha, phân bố dọc theo sông Cà Lồ, chủ yếu ở các xã Tam Đồng, Liên Mạc, Thanh Lâm, Văn Khê và một phần ở Thạch Đà, Hoàng Kim, Chu Phan.

- Đất phù sa không được bồi, glây mạnh, ngập nước vào mùa mưa, có diện tích 1.006,84 ha, phân bố ở các địa hình trũng, hàng năm bị ngập nước liên tục, thường có glây cạn, tỷ lệ mùn khá, độ pH từ 5,5 đến 6, phân bố chủ yếu ở các xã Tam Đồng, Hoàng Kim, Văn Khê, Đại Thịnh, Kim Hoa.

- Đất bạc màu trên phù sa cũ có diện tích 2.403,24 ha, phân bố ở các xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa, Quang Minh, Tiền Phong, Mê Linh.

- Đất Feralit vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển trên đá sa thạch quăczit cuội kết, dăm kết có diện tích 140,98 ha, phân bố ở Thanh Lâm.

- Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ có diện tích 1.976,90 ha, phân bố tập trung ở các xã Kim Hoa, Quang Minh, Mê Linh, Tráng Việt, Văn Khê, Đại Thịnh, Thanh Lâm...

4.1.1.7. Tài nguyên nước a. Nguồn nước mặt a. Nguồn nước mặt

Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sông, hồ:

- Sông Hồng có lưu lượng trung bình 3.860 m3/s, lớn nhất là 10.700 m3/s, là nguồn cung cấp nước chính cho các xã phía Nam.

- Sông Cà Lồ Cụt là nơi trữ nước với trữ lượng khoảng 5 triệu m3

, nguồn nước bổ sung cho sông là nước của kênh Liễn Sơn và nước mưa.

- Sông Cà Lồ Sống được cung cấp nước từ các suối nhỏ ở thị xã Phúc Yên, các suối này có lưu lượng rất nhỏ, về mùa khô hầu như là cạn kiệt, về mùa mưa nước sông Cầu dâng lên gặp mưa lớn kéo dài do không tiêu được gây ngập úng cục bộ cho các vùng thấp trũng của lưu vực.

b. Nguồn nước ngầm

Kết quả điều tra cho thấy huyện Mê Linh có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm ở độ sâu từ 8 - 30 m, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.8. Tài nguyên rừng

Đến năm 2013, huyện Mê Linh có 3,11 ha đất trồng rừng sản xuất (xã Thanh Lâm). Để duy trì và phát triển hệ sinh thái, môi trường trong xã Thanh Lâm nói riêng (đặc biệt là khu nghĩa trang Thanh Tước) và huyện Mê Linh nói chung, cần phải có biện pháp bảo vệ, giữ gìn diện tích rừng hiện có, tăng diện tích cây lâu năm trồng phân tán dọc các tuyến giao thông, thủy lợi...vv.

4.1.1.9. Tài nguyên nhân văn

Mê Linh là một huyện nằm trên vùng đất cổ, một vùng đất “Địa linh - nhân kiệt”, có niên đại cách đây từ 3.000 - 3.500 năm, tương ứng với thời kỳ các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Do diễn biến của lịch sử huyện còn có các tên: Gia Linh thời Lý Nam Đế, Minh Mạng và Yên Lãng thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn và ngày nay trở lại với tên cội nguồn Mê Linh. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng, nơi Hai Bà đã dấy binh phất cờ khởi nghĩa giành độc lập dân tộc vào những năm đầu Công nguyên. Giữa thế kỷ thứ VI, nơi đây còn là địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn đã quét sạch quân Lương, thu lại bờ cõi giành độc lập cho đất nước. Trải qua các triều đại Lê, Lý, Trần …vv, nhân dân huyện Mê Linh luôn cùng cả nước đấu tranh giữ nước và xây dựng quê hương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân dân huyện Mê Linh có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, yêu nước, lịch sử văn hoá truyền thống vẻ vang của huyện gắn liền với lịch sử

phát triển của đất nước đã được thử thách qua nhiều cuộc đấu tranh cách mạng cũng như xây dựng đất nước.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua nền kinh tế - xã hội của Huyện Mê Linh đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống nhân dân được nâng lên, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển như giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học và các công trình phúc lợi khác. Trình độ dân trí sức khỏe của người dân từng bước được cải thiện rõ rệt.

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá làm giảm diện tích đất nông nghiệp, nhưng sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng: giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản. UBND huyện đã chủ động hỗ trợ kinh phí và tập trung chỉ đạo các xã, các hợp tác xã, các hộ nông dân tổ chức sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất sau úng ngập, đảm bảo ổn định sản xuất. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên địa bàn huyện. Xây dựng phương án phòng chống hạn, úng ngập, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

- Trồng trọt: Tỷ trọng ngành trồng trọt trong nông nghiệp năm 2005

là 63,4%, đến năm 2013 giảm xuống còn 52,5%. Ngành chăn nuôi đã và đang vươn lên mạnh mẽ, giúp tỷ trọng tăng từ 34,9% năm 2005 lên đến 43,2% năm 2013.

Trong những năm qua, Huyện đã hỗ trợ nông dân để đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Tiếp tục quan tâm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hoá hiệu quả bền vững. Năng suất cây trồng trong những năm qua có xu hướng tăng. Trên địa bàn đã và đang hình thành các vùng trồng hoa, trồng rau an toàn tập trung với diện tích ngày càng lớn tại vùng bãi và cả các vùng đồng sản xuất.

- Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi của huyện phát triển tương đối ổn định. UBND huyện tổ chức tốt công tác tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung cho đàn

gia súc, gia cầm theo đúng kế hoạch, chỉ tiêu Thành phố giao, do vậy không xảy ra những vụ dịch lớn trên địa bàn.

Tổng đàn trâu năm 2005 là 2.073 con, năm 2013 giảm xuống còn 930 con; đàn bò có nhiều tiềm năng hơn và có xu hướng không ổn định: Năm 2005 có 16.021 năm 2006 có 18.825 con, đến năm 2013 giảm xuống 13.800 con.

Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi năm 2005 là 87.581 con, đến năm 2013 tăng lên không đáng kể 88.150 con.

Đàn gia cầm có xu hướng giảm liên tục trong những năm gần đây, từ 751.500 con năm 2005 xuống còn 672.300 con.

- Nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện tăng từ 236 ha (năm 2005) đến 330,46 ha năm 2013.

Trong thời gian gần đây ngoài việc cải tạo ao, hồ nhỏ trong khu dân cư kết hợp với chăn nuôi, nhiều hộ gia đình chuyển khu vực đất trũng trồng lúa năng suất thấp sang mô hình nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. - Lâm nghiệp:tổng diện tích đất lâm nghiệp được bảo vệ tuyệt đối diện tích đất vốn có là 3,11 ha năm 2005 đến nay, diện tích đất lâm nghiệp không đáng kể, tập trung ở xã Thanh Lâm. Do đó giá trị đóng góp của lâm nghiệp rất nhỏ bé, năm 2013 chỉ đạt 690 triệu đồng.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

- Ngành công nghiệp và xây dựng, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt trên 30%/năm trong khi ngành xây dựng đạt trên 13%/năm làm cho tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm trong toàn ngành công nghiệp - xây

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo số liệu đo đạc bản đồ địa chính giai đoạn 2010 - 2013 trên địa bàn huyện Mê Linh - Thành phố Hà Nội. (Trang 35)