- Nguyên nhân từ phía người vay: Đây là một trong những nguyên nhân
chính gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau thì nguyên nhân dẫn đến khả năng khách hàng không trả được nợ vốn vay theo đúng quy định trong hợp đồng tín dụng cũng khác nhau.
+ Đối với khách hàng vay là cá nhân: Khách hàng cá nhân đi vay chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như: Mua nhà, mua sắm nội thất, du lịch, du học,…trong điều kiện tích lũy hiện tại chưa đủ. Nguồn trả nợ chính của họ chủ yếu là thu nhập mang tính chất ổn định, đều đặn. Do vậy, những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng này là do mất sự ổn định trong thu nhập, dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng. Có thể là do.
• Khách hàng vay chết, mất tích, thất nghiệp. • Người vay gặp sự cố bất thường trong cuộc sống.
• Người đi vay hoạch định ngân quỹ không chính xác, không dự tính hết được các khoản chi tiêu dẫn đến xác định sai nguồn thu nhập có thể sử dụng để trả nợ cho ngân hàng
• Rủi ro đạo đức thuộc về người đi vay, người đi vay cố tình lừa đảo, không trả nợ cho ngân hàng.
• Sử dụng vốn sai mục đích.
+ Đối với khách hàng vay là doanh nghiệp.
• Rủi ro trong kinh doanh của người đi vay: Thể hiện ở mức độ biến động ít hay nhiều theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra khi việc triển khai xây dựng các phương án, các dự án sản xuất kinh doanh không khoa học, việc dự toán chi phí và sản lượng sản xuất không phù hợp. Trong trường hợp khác, mặc dù phương án
15
kinh doanh của doanh nghiệp đã được tính toán một cách chi tiết, khoa học, chính xác một cách tối đa thì bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vốn chứa đựng nhiều rủi ro những thay đổi bất ngờ ngoài ý muốn của các điều kiện sản xuất kinh doanh như những biến động về giá cả, những thay đổi về thị hiếu,…ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
• Rủi ro đạo đức: Ngân hàng còn phải gánh chịu rủi ro tín dụng khi khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích, gian lận trong hồ sơ vay vốn, hoặc thậm chí doanh nghiệp cố tình không trả nợ.
• Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn phát sinh khi doanh nghiệp phá sản hoặc thay đổi bộ máy quản lý, tổ chức.
- Do bản thân ngân hàng.
+ Do việc không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay.
+ Do chính sách và quy trình cho vay còn lỏng lẻo, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp xem xét còn hạn chế, chưa chính xác.
+ Kỹ thuật cấp tín dụng chưa hiện đại, chưa đa dạng như: Việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp, chủ yếu là tín dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng còn nghèo nàn.
+ Thiếu thông tin về khách hàng hoặc thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích trước khi cấp tín dụng.
+ Trình độ cán bộ tín dụng còn non kém dẫn đến sai lầm trong phân tích và đưa ra quyết định cho vay. Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh dẫn đến quyết định cho vay đối với những phương án, dự án thiếu tính khả thi, hoặc thông đồng với khách hàng để lập hồ sơ giả vay vốn ngân hàng.