Bảo hiểm của NHNNo&PTNT – ABIC

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 70)

Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (ABIC), ABIC sẽ có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. Đó là khai thác và phát huy những tiềm năng, thế mạnh vượt trội của NHNNo&PTNT so với các nhà đầu tư khác. Thế mạnh về mạng lưới phân phối, tiềm lực tài chính, cơ sở khách hàng, uy tín của thương hiệu NHNNo&PTNT trên thị trường.

58

Ngược lại, ABIC ra đời sẽ mang lại lợi ích cho một bộ phận không nhỏ khách hàng đặc biệt là các tổ chức kinh tế hợp tác, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hộ nông dân sinh sống, hoạt động tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa,

ABIC cung cấp nhiều loại sản phẩm như: Bảo hiểm cháy nổ; bảo hiểm xây dưng, lắp đặt; bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng; bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường sắt; bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, vận chuyển đường biển; bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm chủ tàu; bảo hiểm trách nhiệm chung; bảo hiểm tín dụng, rủi ro tài chính; bảo hiểm tiền; bảo hiểm nông nghiệp; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm con người; bảo hiểm bảo an tín dụng.

Đối với NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung, Ngân hàng đã cung cấp sản phẩm "bảo hiểm bảo an tín dụng" cho khách hàng vay, bảo hiểm bảo an tín dụng cấp cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình vay vốn tại Ngân hàng. Bảo hiểm bảo an tín dụng là sản phẩm bảo hiểm con người cho món vay do công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (ABIC) cung cấp thuộc hệ thống NHNNo&PTNT toàn quốc. Cụ thể, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra ABIC sẽ thay mặt người vay trả cho Ngân hàng một khoản tiền nhất định được ghi trên hợp đồng bảo hiểm (hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm). Đối với khách hàng, bảo an tín dụng mang lại sự yên tâm về tinh thần; có nguồn tài chính cần thiết để ứng phó với những rủi ro trong cuộc sống; giảm được gánh nặng nợ nần của người thân, hoặc không bị thanh lý tài sản trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Do đó nhiều năm qua NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung đã cung cấp dịch vụ ABIC này cho phần lớn khách hàng của mình. Thu nhập từ dịch vụ này mang lại hàng năm cụ thể như sau: Năm 2011 thu từ dịch vụ ABIC là 33.414.500 đồng, sang năm 2012 thu đạt 196.809.580 đồng và đến năm 2013 thu đạt 65.332.200 đồng. Qua đó thấy được dịch vụ ABIC này của Ngân hàng có sự tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 163.395.080 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân số tiền thu từ dịch vụ ABIC lại tăng cao là do trong năm nhu cầu vay vốn của khách hàng nhiều, Ngân hàng cho vay nhiều nên việc cung cấp dịch vụ này cũng nhiều và cho thấy được tình hình vận động sử dụng dịch vụ này của cán bộ tín dụng khá tốt. Đến năm 2013 thì giảm 131.477.380 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do việc cho vay của năm 2013 mặc dù tăng nhưng tốc độ tăng lại thấp hơn năm 2012, nên cung cấp dịch vụ ABIC này ít hơn nên giảm so với năm 2012.

59

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HUYỆN CÙ LAO DUNG 5.1. NHẬN XÉT

5.1.1. Nhận xét tổng quát tình hình hoạt động ở Ngân hàng

5.1.1.1. Thế mạnh của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung

- Mọi người ngày càng tin tưởng vào Ngân hàng và Ngân hàng dần đi

sâu vào đời sống của mọi người. Nên ngân hàng có thể phát triển tất cả các dịch vụ của mình trong địa bàn huyện. Với địa bàn đóng tại thị trấn chợ nên cũng rất thuận lợi để giao dịch với khách hàng.

- Chi nhánh NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung đã phát huy một cách

tích cực vai trò làm trung gian tài chính của mình. Huy động vốn, nhận tiền gửi tiết kiệm từ nơi thừa vốn và đem cho vay đối với nơi thiếu vốn.

- Cập nhật nhanh chóng các dịch vụ và sản phẩm trên thị trường. Cũng

như sự biến động của lãi suất để áp dụng kịp thời vào quá trình hoạt động tại Ngân hàng.

- Có đội ngũ cán bộ năng động trẻ, nhiệt tình trong công việc và cùng

một số cán bộ lâu năm nhiều kinh nghiệm.

- Nắm bắt kịp thời nhu cầu vốn và nhu cầu của khách hàng về phục vụ

sản phẩm.

5.1.1.2. Những mặt tồn tại ở Ngân hàng

- Cán bộ tín dụng phải làm quá nhiều công việc trong cùng một lúc vì thế

hồ sơ giải quyết chưa được nhanh chóng. Việc quản lý các khoản nợ quá hạn còn sai sót.

- Việc giải ngân cho các hộ vay còn chậm, nhất là khi vào vụ, việc giải

ngân chậm vì thiếu vốn cho vay phải chờ vốn điều chuyển từ cấp trên xuống.

- Đối với các hộ vay có nơi cư trú ở các vùng sâu, vùng xa cũng gây khó

cho cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi vốn.

- Với những biến động của thi trường cũng ảnh hưởng đến công tác huy

động vốn của Ngân hàng và thu nợ từ khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

60

5.1.2. Nhận xét về thực trạng cho vay ngắn hạn tại địa bàn huyện

Nhìn chung vốn cho vay ngắn hạn trong Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn cho vay. Nguyên nhân là do địa bàn huyện Cù Lao Dung là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nên hoạt động cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn đối với các hộ sản xuất và hộ kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn.

Cho vay ngắn hạn nhiều, khi thu nợ thì nợ ngắn hạn cũng thu lại nhiều hơn các khoản thu khác. Vòng quay vốn ngắn hạn cũng nhanh hơn các loại khác. Do cho vay trong thời gian ngắn, nếu làm ăn thuận lợi trúng mùa thì thu nợ rất nhanh, dư nợ ít và giảm tỷ lệ nợ xấu, đồng nghĩa với năm sau, sẽ có nhiều người vay hơn để tái sản xuất, mở rộng diện tích canh tác, quy mô sản xuất. Nếu như mùa vụ bị thất bại Ngân hàng sẽ rất khó khăn khi thu hồi nợ, thu nợ sẽ ít và nợ xấu sẽ nhiều, vì đặc tính của địa bàn nên Ngân hàng cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay theo vụ và trả lãi chỉ 1 lần duy nhất vào ngày đáo hạn hợp đồng.

Trong cho vay hộ sản xuất, thì từng hộ sẽ có thời hạn vay khác nhau. Đối với hộ trồng mía thì kỳ hạn cho vay luôn đến 12 tháng, vì cây mía là cây nông nghiệp ngắn hạn đến 11 - 12 tháng. Còn hộ nuôi heo, nuôi tôm và kinh doanh thì khoảng 6 - 12 tháng. Nhưng cùng mục đích là cần vốn để canh tác đầu tư, mở rộng diện tích, quy mô sản xuất. Do thời hạn vay vốn của các hộ khác nhau, nên việc thu hồi vốn khó trách khỏi thiếu sót các khoản cho vay tới hạn. Nếu hộ dân làm ăn thuận lợi thì họ tự động đến Ngân hàng trả nợ, còn nếu thua lỗ thì Ngân hàng phải cử cán bộ tín dụng đến tận nơi để thu, nếu hộ vay ở vùng sâu vùng xa sẽ gây khó khăn cho cán bộ đến tận nơi.

5.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG

Mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn không có nghĩa là cho vay tràn lan. Mà là chú trọng cho vay những ngành trọng điểm của huyện nhà như: Trồng trọt (trồng mía), chăn nuôi (nuôi heo) và thủy sản (nuôi tôm), nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các khoản vay. Sao cho nợ xấu của các hộ giảm và kiểm soát được. Nên cần có các giải pháp cụ thể sau.

5.2.1. Về cán bộ tín dụng của Ngân hàng

- Phải thường xuyên làm việc với ủy ban nhân dân các xã để tuyên

truyền các hình thức, các chương trình cho vay và tiết kiệm đến tận các hộ vay muốn gửi tiết kiệm. Để họ hiểu rõ hơn về Ngân hàng cũng như các chính sách ưu đãi mà Ngân hàng mang lại.

61

- Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đã vay, để có kế hoạch cho vay

lại đối với các hộ đã đến hạn và cho vay mới đối với các hộ mới vay cần nhu cầu vay vốn.

- Việc cán bộ tín dụng thường xuyên về các xã, ấp sẽ giúp cán bộ tín dụng năm bắt được các thông tin về các hộ vay một cách chính xác, từ đó có thể đưa ra các quyết định cho vay một cách nhanh chóng và hợp lý, và cũng tiện cho việc thu hồi nợ về sau. Đồng thời tạo sự thân thiết giữa khách hàng với cán bộ tín dụng của chi nhánh, từ đó tạo được hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng.

5.2.2. Những chính sách hoạt động của Ngân hàng

- Chi nhánh Ngân hàng cần đưa ra các hình thức ưu đãi về lãi suất đối

với hộ sản xuất kinh doanh ngắn hạn. Để họ thấy được lợi ích từ khoản vay đó vì huyện chủ yếu là sản xuất cây nông nghiệp ngắn hạn đặc biệt là trồng mía.

- Cần trãi đều các khoản cho vay đối với các hộ sản xuất, không nên chỉ

tập trung vào cho vay hộ trồng mía vì khi giá mía giảm nông dân gặp khó khăn thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ, rủi ro về vốn cho vay. Nên Ngân hàng cần tăng cường cho vay đối với hộ nuôi tôm vì địa bàn huyện được bao bọc bởi bốn bề sông nước cũng r ất thuận lợi cho việc nuôi tôm.

- Ngân hàng cần phải thành lập tổ tư vấn tài chính, để họ thường xuyên

tư vấn tài chính cho các hộ nông dân để họ có thể đưa ra các biện pháp tối ưu nhất đối với hoạt động tài chính của họ vì trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn của họ còn thấp. Việc tư vấn này sẽ giúp cho các hộ cân đối được tài sản, tính toán được quá trình kinh doanh sao cho thu được lợi nhuận tối đa để trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Đều này giúp cho Ngân hàng giảm được các khoản nợ xấu.

- Ngân hàng cần đẩy mạnh, tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh của mình

đến tất cả các ấp, xã trên địa bàn. Nó sẽ giúp cho nông dân hiểu biết nhiều hơn về các hoạt động tín dụng và các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng mang lại. Với hình ảnh tốt đẹp trên thì Ngân hàng sẽ huy động được nhiều vốn hơn và nhiều người sẽ tìm đến Ngân hàng vay nhiều hơn.

- Ngân hàng cần có những chính sách thay đổi quy cách làm việc sao cho

giảm thấp nhất thời gian phải chờ của khách hàng trong quá trình làm việc, tạo sự thoải mái cho khách hàng. Đơn giản hóa hồ sơ, giúp cán bộ tín dụng làm hồ sơ nhanh chóng và chính xác thông tin cần thiết về khách hàng.

62

- Ngân hàng cần mở rộng phạm vi hoạt động, không chỉ cho vay trên địa

bàn mà còn cho vay các địa bàn khác ngoài huyện nhằm mở rộng quy mô hoạt động tín dụng.

5.2.3. Về trang thiết bị công nghệ tại Ngân hàng

- Cần nâng cấp, trang bị đầy đủ chỗ ngồi chờ cho khách hàng ở quầy giao dịch và phòng tín dụng. Vì khi khách đến rút tiền, gửi tiền hay vay vốn, trả nợ nhiều sẽ không đủ chỗ ngồi. Mọi người đứng rất đông trước quầy hay trước phòng sẽ làm không khí làm việc trở nên rất ngột ngạt, khó chịu sẽ làm cho cán bộ trong Ngân hàng cũng như khách hàng sẽ có những thái độ nóng nảy gây nhiều khó khăn trong việc kinh doanh của Ngân hàng. Việc nâng cấp chỗ ngồi cho khách hàng sẽ giúp cho khách hàng cũng như cán bộ Ngân hàng cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi nhánh Ngân hàng cần trang bị thiết bị công nghệ hiện đại nhằm

trách các lỗi xảy ra trong quá trình hoạt động. Vì nếu xảy ra một lỗi nhỏ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn. Ngân hàng mà có bộ máy hoạt động linh hoạt sẽ thuận lợi cho khách hàng đỡ mất thời gian và không gây thiệt hại cho Ngân hàng và khách hàng.

- Ngân hàng cần lấp đặt đầy đủ máy camera ở từng bộ phận của Ngân

hàng để tiện cho quá trình kiểm tra giám sát hành vi thái độ làm việc của cán bộ đối với khách hàng, cũng như thái độ của khách hàng khi đến Ngân hàng để có thể đáp ứng nhu cầu của họ.

5.2.4. Về tổ chức nhân sự tại địa bàn

- Ngân hàng nên tạo lập một bộ phận chuyên phụ trách công việc quản lý

nợ. Nhằm hạn chế các khoản nợ xấu và quản lý được các khoản nợ đến hạn cần phải thu hồi.

- Cần tuyển thêm cán bộ tín dụng để chia sẽ bớt công việc. Vì một cán

bộ tín dụng phải làm cùng lúc quá nhiều công việc.

- Huyện gồm 8 đơn vị hành chính, một cán bộ tín dụng phải phụ trách 2

địa bàn, do đó cũng khó cho cán bộ tín dụng trong việc quản lý công tác cho vay và thu hồi nợ. Nên cần phân chia lại địa bàn hoạt động. Đối với địa bàn rộng thì mỗi cán bộ tín dụng nên phụ trách 1 địa bàn, còn địa bàn nhỏ thì cán bộ tín dụng có thể phụ trách 2 địa bàn cùng một lúc.

- Đối với những địa bàn vùng sâu, vùng xa nên cử cán bộ trẻ năng động

63

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÙ LAO DUNG

6.1. KẾT LUẬN

Có thể nói việc mở rộng tín dụng ngắn hạn là việc cần thiết đối với NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung hiện nay. Tín dụng ngắn hạn là khoản cho vay đến 12 tháng. Địa bàn huyện Cù Lao Dung thuận lợi cho canh tác nông nghiệp nên chi nhánh cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Việc mở rộng cho vay ngắn hạn sẽ giúp chi nhánh tìm được những khách hàng tiềm năng để từ đó có kế hoạch và chính sách cho vay hợp lý.

Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, rất nhiều ngân hàng đã phấn đấu vươn lên và đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. Với những cố gắng của mình, NHNNo& PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung đã thực sự góp phần vào công cuộc phát triển của huyện nhà.

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã thực sự đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân. Giúp cho các hộ nông dân có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống. Góp phần tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hoá cho xã hội, thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển, tăng thu nhập cho nông dân.

Thời gian qua nhờ thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng, bám sát các mục tiêu và định hướng kinh doanh của NHNNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo điều hành về lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn của ngân hàng cấp trên giao. Nên việc phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn ngày càng tốt hơn, lợi ích của Ngân hàng luôn được bảo đảm và vị trí của Ngân hàng ngày càng được định vị trong lòng người dân huyện. Ngân hàng đã có nhiều cố gắng nổ lực để hạn chế rủi ro, tỷ lệ nợ xấu có chuyển biến tích cực. Do đó Ngân hàng đang có gắng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng để vị trí của mình ngày càng vững chắc hơn, để Ngân hàng luôn là người bạn đồng hành tốt nhất cho bà con nông dân.

64

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với NHNNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng

- Cần điều chuyển vốn một cách nhanh chóng để Ngân hàng có đủ vốn

để giải ngân kịp thời cho các khoản vay.

- Khi có ban hành quy định chính sách mới thì thông báo ngay cho chi

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 70)