Sơ lược về tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 35)

Sóc trăng là một tỉnh nằm trong hệ thống đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Với diện tích tự nhiên là 3.311,76 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long) bao gồm 10 huyện là Kế Sách, Long Phú , Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Trần Đề và một thành phố. Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.

Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: Phía Bắc và phía Tây giáp tỉnh Hậu Giang; phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh; phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.

Sóc Trăng là một mảnh đất đa dân tộc, đông nhất là Kinh, Khơmer, và Hoa vì thế Sóc Trăng là nơi có nền văn hóa mang tính đặc thù là nông nghiệp, tiềm năng và thế mạnh của Sóc Trăng là sản xuất cây lương thực, thực phẩm và khai thác, nuôi trồng thủy hải sản. Dựa vào địa thế đặc biệt nơi dòng sông Hậu đổ ra Biển Đông vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm 2 mùa rõ rệt, đất đai màu mỡ nên rất thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày và là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản.

Với định hướng phát triển diện tích nuôi trồng thủy hải sản có quy hoạch đúng định hướng, phát triển theo quy mô công nghiệp với sự đầu tư của khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Do đó Sóc Trăng đang ngày càng khẳng định vị thế kinh tế của mình trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

23

3.1.1.2. Sơ lược về huyện Cù Lao Dung

Ngày 11/01/2002, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 04/2002/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung. Thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng như sau.

- Thành lập huyện Cù Lao Dung trên cơ sở 23.606,29 ha diện tích tự

nhiên và 58.031 nhân khẩu của các xã An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3 và Đại Ân 1 thuộc huyện Long Phú.

- Thành lập xã An Thạnh Tây trên cơ sở 1.759,55 ha diện tích tự nhiên

và 4.620 nhân khẩu của xã An Thạnh 1.

- Thành lập thị trấn Cù Lao Dung trên cơ sở 905,70 ha diện tích tự nhiên

và 5.148 nhân khẩu của xã An Thạnh 2.

- Thành lập xã An Thạnh Đông trên cơ sở 4.195,84 ha diện tích tự nhiên

và 9.159 nhân khẩu của xã An Thạnh 2.

- Thành lập xã An Thạnh Nam trên cơ sở 2.721,1 ha diện tích tự nhiên và

5.509 nhân khẩu của xã An Thạnh 3.

- Huyện Cù Lao Dung có 8 đơn vị hành chính gồm các xã: An Thạnh 1,

An Thạnh 2, An Thạnh 3, Đại Ân 1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh Nam và thị trấn Cù Lao Dung như ngày nay.

Cù Lao Dung là huyện nằm giữa sông, ven biển, là một cù lao và các cồn nhỏ liền kề nhau với tổng diện tích gần 300 km2 bao gồm 8 xã và thị trấn, Cù Lao Dung được bao bọc bởi bốn bề sông nước của hạ nguồn sông Hậu với hai cửa sông lớn Định An và Trần Đề. Bao đời nay, người dân Cù Lao Dung sống tập trung ven các kênh rạch, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Do đặt thù địa lý vùng đất cù lao nên diện tích canh tác nông nghiệp của huyện chiếm hơn 90% diện tích, không thuận lợi để phát triển công nghiệp. Sớm nhận ra ưu điểm đó, Đảng và Nhà nước đã vạch ra phương hướng phát triển kinh tế huyện theo hướng nông nghiệp chuyên canh có phân vùng: chuyên cây ăn trái, chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày và hoa màu, nuôi trồng thủy hải sản vùng ven biển, chăn nuôi gia xúc gia cầm hình thức hộ gia đình. Mà đặc trưng là trồng mía vì cây mía thích hợp với vùng đất phù sa tại đây, chính vì vậy mà năng suất cây mía ở đây thường rất cao khoảng 160tấn/hecta.

Dân số huyện Cù Lao Dung năm 2011 là 62.908 người, chiếm 4,86% dân số toàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 94,50% dân số toàn

24

huyện, kế đến là dân tộc Khơmer chiếm 0,07% và dân tộc Hoa chiếm 5,43%, phần lớn dân cư sinh sống tập trung tại các trung tâm xã, ven trục lộ và sông rạch. Chủ yếu kinh tế hộ gia đình dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là chính, một số ít kinh doanh thương mại dịch vụ và đánh bắt thủy hải. Chính vì những đặc trưng này mà vùng thường cho vay ngắn hạn để cho nông dân sản xuất kinh doanh và buôn bán các mặt hàng nông sản với thời hạn ngắn và khách hàng chính của Ngân hàng chính là các nông dân cũng như các hộ kinh doanh nhỏ là đa số.

3.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung

Theo quyết định 53/NH của NHNN Việt Nam ngày 14/07/1989 chi nhánh NHNNo tỉnh Hậu Giang được thành lập, thời gian đó NHNNo tỉnh Sóc Trăng là một chi nhánh thị xã của NHNNo tỉnh Hậu Giang.

Sau khi chia cắt thành hai tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng, chi nhánh NHNNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/04/1992 với cơ cấu là một ngân hàng quốc doanh.

Khi mới thành lập ngân hàng chỉ có một trụ sở và 6 chi nhánh gồm: Vĩnh Châu, Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên và Mỹ Tú .

Sau khi tách huyện Long Phú thành 2 huyện là huyện Cù Lao Dung và huyện Long Phú. Chi nhánh NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung là một trong những chi nhánh thuộc NHNNo&PTNT c

thuộc NHNNo&PTNT Việt Nam, được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/01/2006, đóng tại địa bàn ấp Phước Hòa B, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

Với địa thế đóng tại địa bàn thị trấn và tiếp giáp với chợ thị trấn Cù Lao Dung là một lợi thế cho Ngân hàng thuận lợi giao dịch với khách hàng.

Từ khi thành lập đến nay, NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung đã luôn bám sát và định hướng phát triển ngành, mục tiêu phát triển kinh tế địa phương trong toàn huyện, từng bước đi vào họat động có hiệu quả, mở rộng hoạt động không những trong lĩnh vực nông nghiệp, mà còn mở rộng thêm nhiều hình thức đa dạng khác.

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực đặc biệt, kinh doanh (tiền tệ). Nên ngân hàng nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Nó đã góp phần giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thông qua vai trò trung gian tài chính. Ngân hàng ra đời và gắn liền với nền kinh tế đất nước khi bắt đầu phát triển, và có vai trò quan

25

trọng hơn khi đất nước bắt đầu gia nhập nền kinh tế thế giới, ngân hàng là nơi đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, vừa là nơi an toàn, đáng tin cậy để khách hàng an tâm cất trữ tài sản có giá trị vật chất. Ngân hàng hoạt động không chỉ nhằm kinh doanh thu lợi nhuận mà còn thực hiện nghĩa vụ chính sách theo chỉ định của Chính phủ về việc cho vay. Bên cạnh đó mục tiêu của ngân hàng nhằm xóa đói giảm nghèo, hổ trợ tài chính cho hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cán bộ công chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn tiêu dùng,… cải tạo và nâng cấp bộ mặt huyện nhà theo hướng phát triển chung của đất nước.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận của NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Cù Lao Dung

3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức NHNN : 01

Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, và 16 cán bộ công nhân viên thuộc các phòng ban.

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức tại NHNNo&PTNT chi nh yện Cù Lao Dung.

3.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ

* Ban giám đốc: Bao gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.

- Giám đốc.

+ Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. + Hướng dẫn giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà ngân hàng cấp trên giao.

+ Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng. Ban Giám Đốc Phòng Tín Dụng Phòng Kế toán Và Ngân quỹ

26

+ Được quyền đề bạt quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên của đơn vị mình.

- Phó giám đốc.

+ Là người hỗ trợ giám đốc về mặt nghiệp vụ: Tổ chức, tài chính,…. + Phó giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban được ủy nhiệm. + Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện đúng các quy tắc đề ra. Thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi không có mặt giám đốc cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong kinh doanh.

* Phòng tín dụng: Bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và một số cán bộ tín dụng.

- Có trách nhiệm trực tiếp giao dịch với khách hàng, đánh giá khả năng

khách hàng, hướng dẫn khách hàng tạo hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình giám đốc ký các hợp đồng tín dụng.

- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng,

kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần

thiết để phục vụ tín dụng đầu tư. Từ đó trình lên giám đốc để từ đó có quyết định cụ thể.

- Thực hiện các chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt

động của Ngân hàng theo chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.

- Điều chuyển vốn giữa các ngân hàng cùng cấp

- Tập hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý doanh mục khách hàng,

báo cáo chuyên đề.

- Xây dựng các chương trình, dự án thẫm định đấu tư lựa chọn tối đa thủ

tục cho vay.

* Phòng kế toán – ngân quỹ: Bao gồm 1 phó phòng, 1 trưởng phòng và một số cán bộ.

- Bộ phận kế toán thực hiện chức năng sau.

+ Trực tiếp giao dịch tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người ủy quyền.

+ Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao chỉ tiêu tài chính, quyết toán

27

khoản tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước.

- Bộ phận ngân quỹ của chi nhánh huyện Cù Lao Dung có chức năng sau.

+ Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểm tra lượng tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày.

+ Cuối mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi các nhiệm vụ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót.

3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG CỦA NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm.

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chêch lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 27.950 40.558 44.726 12.608 45,11 4.168 10,28 - Thu từ lãi 21.601 35.894 39.596 14.293 66,17 3.702 10,31 - Thu ngoài lãi 6.349 4.664 5.130 (1.685) (26,54) 466 9,99 Tổng chi phí 23.783 35.048 37.880 11.265 47,37 2.832 8,08 - Chi trả lãi 15.537 28.694 30.715 13.157 84,68 2.021 7,04 - Chi ngoài lãi 8.246 6.354 7.165 (1.892) (22,94) 811 12,76 Chêch lệch

thu chi 4.167 5.510 6.846 1.343 32,23 1.336 24,25

28

3.2.1. Thu nhập

Thu nhập là khoản thu nhận được từ các hoạt động cho vay, hoạt động huy động vốn nhận khoản chêch lệch từ lãi mang lại và một số thu nhập khác ngoài lãi như: Thu từ cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, phí các giao dịch,... Đvt: Triệu đồng 21.601 35.894 39.596 6.349 4.664 5.130 27.950 40.558 44.726 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 50.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thu từ lãi Thu ngoài lãi Tổng thu nhập

Hình 3.1 Tình hình thu nhập của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung. Dựa vào bảng 3.1 và hình 3.1 cho biết, tổng thu nhập của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo điều hành về lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn của ngân hàng cấp trên. Bám sát các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của NHNNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng giao để điều hành hoạt động kinh doanh tại chi nhánh huyện. Giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho từng cán bộ tín dụng. Đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện theo kế hoạch đã giao. Triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ mới: Mở thẻ thanh toán hoặc thẻ ATM cho hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, triển khai thực hiện các sản phẩm bảo hiểm ABIC, thu tiền điện, nước qua tài khoản,…Cụ thể, năm 2012 tổng thu nhập đạt 40.558 triệu đồng tăng 12.608 triệu đồng so với năm 2011 là 27.950 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 45,11%. Đến 2013 tổng thu nhập đạt 44.726 triệu đồng tăng 4.168 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 10,28%. Mặc dù tổng thu nhập đều tăng, nhưng tốc độ tăng của năm 2012 - 2011 lại cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2013 - 2012. Nguyên nhân do năm 2013 giá mía quá thấp so

29

với năm 2012 nên khách hàng trả nợ còn chậm, một số hộ trồng mía bị lỗ ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ và huy động vốn của Ngân hàng gặp khó khăn. Trong tổng thu nhập thì thu nhập từ lãi của Ngân hàng cũng tăng dần qua từng năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu. Năm 2011 thu nhập từ lãi đạt 21.601 triệu đồng, sang năm 2012 đạt 35.894 triệu đồng tăng 14.293 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 66,17%. Đến năm 2013 thu từ lãi đạt 39.596 triệu đồng tăng 3.702 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 10,31%. Nguyên nhân tăng đều qua từng năm là do Ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động và cho vay. Đây cũng là nguồn thu chính của Ngân hàng.

Còn về thu nhập ngoài lãi thì có sự tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể trong năm 2012 thu ngoài lãi đạt 4.664 triệu đồng giảm 1.685 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm là 26,54%. Đến năm 2013 thì khoản thu này tăng lên đạt 5.130 triệu đồng, tăng 466 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 9,99%. Nguyên nhân có sự tăng giảm từ thu nhập ngoài lãi qua các năm là do mỗi năm các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có sự tăng giảm như việc phát hành thẻ ATM tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng và sự thay đổi về phí các dịch vụ tại Ngân hàng.

Từ số liệu bảng 3.1 có được cơ cấu về thu nhập tại Ngân hàng như sau. Đvt: Triệu đồng

Hình 3.2 Cơ cấu thu nhập của NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung. Nhìn vào hình 3.2 cho biết, thu nhập chủ yếu của Ngân hàng nhận được là từ thu nhập từ lãi, cơ cấu thu từ lãi tăng dần và thu ngoài lãi giảm dần. Cụ

30

thể, năm 2011 thu nhập từ lãi chiếm 77,28% còn thu nhập ngoài lãi là 22,72%. Năm 2012 thu nhập từ lãi chiếm 88,50% và năm 2013 chiếm 88,53% so với

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 35)