Tình hình quản lý nợ ngắn hạn của mỗi cán bộ tín dụng tạ

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 68)

Huyện Cù Lao Dung bao gồm 8 đơn vị hành chính là xã An Thạnh 1, xã An Thạnh 2, xã An Thạnh 3, xã An Thạnh Tây, xã An Thạnh Đông, xã An Thạnh Nam, Đại Ân 1 và thị trấn Cù Lao Dung. Theo NHNNo&PTNT chi nhánh huyện thì mỗi cán bộ tín dụng sẽ phụ trách 2 địa bàn. Do đó ta có thể lấy bình quân mỗi cán bộ tín dụng sẽ quản lý bao nhiêu nợ trong tổng số nợ ngắn hạn tại địa bàn huyện cụ thể qua các năm.

Bảng 4.7: Tình hình quản lý nợ ngắn hạn của cán bộ tín dụng tại Ngân hàng. Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % DSCV / CBTD 42.832 57.822 63.913 14.990 35,00 6.091 10,53 DSTN / CBTD 34.247 46.953 51.765 12.706 37,10 4.812 10,25 DN / CBTD 37.321 48.190 60.338 10.869 29,12 12.148 25,21 NX / CBTD 613 706 841 93 15,17 135 19,12

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung)

(DSCV: Doanh số cho vay; DSTN: Doanh số thu nợ; DN: Dư nợ; NX: Nợ xấu; CBTD: Cán bộ tín dụng)

Dựa vào bảng 4.7 và những phân tích về các chỉ tiêu tín dụng ngắn hạn phía trên. Cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều tăng qua các năm từ doanh số cho vay, đến doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu. Do đó tình hình quản lý nợ của một cán bộ tín dụng với các chỉ tiêu trên cũng tăng đều qua các năm.

Đối với doanh số cho vay trên cán bộ tín dụng. Năm 2011 trung bình mỗi cán bộ tín dụng sẽ quản lý cho vay là 42.832 triệu đồng. Sang năm 2012 mỗi cán bộ tín dụng quản lý cho vay tăng lên là 57.822 triệu đồng tăng 14.990 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 35,00%. Đến năm 2013 cũng tăng và số tiền quản lý cho vay của mỗi cán bộ tín dụng là 63.913 triệu đồng tăng 6.091 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 10,53%. Số tiền quản lý việc cho vay của mỗi cán bộ tín dụng là rất lớn vì nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân ở các xã trên địa bàn khá cao. Chủ yếu là vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là cho vay hộ trồng mía trên địa bàn huyện.

56

Đối với doanh số thu nợ của mỗi cán bộ tín dụng thì số tiền thu về cũng rất lớn, vì cho vay nhiều thì thu nợ cũng sẽ nhiều. Cụ thể, năm 2011 mỗi cán bộ tín dụng thu nợ đạt 34.247 triệu đồng. Năm 2012 thu nợ tăng đạt 46.953 triệu đồng tăng 12.706 triệu đồng , tỷ lệ tăng là 37,10%. Đến năm 2013 thu nợ cũng tăng lên đạt 51.765 triệu đồng tăng 4.812 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 10,25%. Việc thu nợ của mỗi cán bộ tín dụng tăng đều qua các năm là do một số hộ trúng mùa làm ăn có hiệu quả nên chủ động tìm đến Ngân hàng trả nợ nên công tác thu nợ dễ dàng hơn, Ngân hàng có biện pháp thu nợ tích cực cử cán bộ đến tận địa bàn để triển khai thu nợ.

Về quản lý dư nợ của mỗi cán bộ tín dụng qua mỗi năm đều tăng. Quản lý dư nợ năm 2011 là 37.321 triệu đồng, năm 2012 là 48.190 triệu đồng tăng 10.869 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 29,12%, đến năm 2013 quản lý dư nợ là 60.338 triệu đồng tăng 12.148 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 25,21%.

Đối với việc quản lý nợ xấu của mỗi cán bộ tín dụng qua các năm cũng tăng dần. Năm 2011 mỗi cán bộ tín dụng quản lý nợ xấu là 613 triệu đồng, sang năm 2012 quản lý nợ xấu là 706 triệu đồng tăng 93 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 15,17%. Đến năm 2013 là 841 triệu đồng tăng 135 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 19,12%.

4.4. SỐ MÓN CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CÙ LAO DUNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 68)