Trong ngân hàng để có lợi nhuận nguồn thu nhập chính, thì đòi hỏi các khoản cho vay phải nhiều và đáp ứng đủ nhu cầu cho người vay nhằm thu được lợi nhuận từ các khoản cho vay. Để có được số vốn cung cấp cho hoạt động cho vay ngoài vốn điều chuyển từ cấp trên thì Ngân hàng phải phát triển nghiệp vụ huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ công chúng để sinh ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Đồng thời tạo ra lợi nhuận cho khách hàng từ khoản tiền không sử dụng đến bằng các khoản tiền lãi từ vốn đó. Làm đúng với chức năng là một trung gian cung cấp vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Chi nhánh NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung ngoài việc cho vay vốn thì việc huy động vốn cũng là một vấn đề rất quan trọng.
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng trong 3 năm.
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chêch lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % TGKKH 20.878 14.630 16.825 (6.248) (29,93) 2.195 15,00 TGCKH 41.330 69.052 89.424 27.722 67,07 20.372 29,50 - Đến 12T 40.690 68.706 89.012 28.016 68,85 20.306 29,55 - Từ trên 12T 640 346 412 (294) (45,94) 66 19,08 Tổng VHĐ 62.208 83.682 106.249 21.474 34,52 22.567 26,97
(Nguồn: Phòng kế toán NHNNo&PTNT huyện Cù Lao Dung)
(TGKKH: Tiền gửi không kỳ hạn, TGCKH: Tiền gửi có kỳ hạn, VHĐ: Vốn huy động , 12T: 12 tháng)
Dựa vào bảng 3.2 cho biết, tổng vốn huy động của Ngân hàng mỗi năm có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2011 tổng vốn huy động đạt 62.208 triệu đồng, sang năm 2012 đạt 83.682 triệu đồng tăng 21.474 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 34,52%. Đến năm 2013 tổng vốn huy động đạt được là 106.249 triệu đồng tăng 22.567 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 26,97%. Nguyên nhân tổng vốn huy động tăng đều qua mỗi năm vì do Ngân hàng tạo được niềm tin nơi khách hàng, Ngân hàng là nơi cất giữ tiền an toàn
34
cho người dân, cùng với việc Ngân hàng áp dụng các chính sách lãi suất tiền gửi thích hợp cho từng loại hình phù với nhu cầu của từng khách hàng đáp ứng được nhu cầu của họ, nhằm huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ các hộ dân trên địa bàn huyện.
Đối với nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng thì có sự tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 huy động từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn đạt 20.878 triệu đồng, sang năm 2012 huy động đạt 14.630 triệu đồng giảm 6.248 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm là 29,93%. Đến năm 2013 thì vốn huy động từ loại hình này đạt 16.825 triệu đồng tăng 2.195 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 15,00%. Nguyên nhân có sự tăng giảm không đều từ vốn huy động của loại tiền gửi không kỳ hạn của khách tại Ngân hàng là do mỗi năm khách hàng sẽ có những khoản tiền gửi dùng để thanh toán sẽ khác nhau. Nếu giao dịch thanh toán qua Ngân hàng nhiều thì số tiền huy động này sẽ cao. Với lại nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng của người dân tại huyện còn thấp, mức lãi suất cho tiền gửi không kỳ hạn là rất thấp chủ yếu dùng để thanh toán.
Còn đối với loại tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng thì tăng đều qua từng năm. Cụ thể, năm 2012 tiền gửi có kỳ hạn đạt 69.052 triệu đồng tăng 27.722 triệu đồng so với năm 2011 là 41.330 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 67,07%. Đến năm 2013 vốn huy động đạt 89.424 triệu đồng tăng 20.372 triệu đồng so với năm 2012, ứng với tỷ lệ tăng là 29,50%. Với loại hình tiền gửi có kỳ hạn Ngân hàng chia ra 2 loại cụ thể sau.
- Đối với loại tiền gửi tiết kiệm đến 12 tháng, thì vốn huy động tăng đều
qua các năm. Năm 2011 đạt 40.690 triệu đồng, sang năm 2012 đạt 68.706 triệu đồng tăng 28.016 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 68,85%. Đến năm 2013 huy động từ loại hình này đạt 89.012 triệu đồng tăng 20.306 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 29,55%. Nguyên nhân tăng qua các năm là do người dân chủ yếu là gửi tiết kiệm ngắn hạn để tiện cho quá trình đầu tư hay kinh doanh cũng như nhận khoản tiền lãi từ nó. Khi gửi thì khách hàng cũng đã tính trước được khoản tiền có được sẽ gửi trong bao lâu khi đó sẽ chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm phù hợp với nhu cầu để không phải bị suy thoái lãi trong quá trình gửi. Nắm bắt được nhu cầu đó Ngân hàng mở nhiều loại hình tiết kiệm như: tiền gửi 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng,.. với những mức lãi suất khác nhau sẽ tiện cho người dân đến gửi khoản tiền nhàn rỗi mà họ có được.
- Đối với loại tiền gửi tiết kiệm từ trên 12 tháng, thì vốn huy động tăng
giảm không đều qua từng năm. Năm 2012 vốn huy động đạt 346 triệu đồng giảm 294 triệu đồng so với năm 2011 là 640 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 45,94%.
35
Năm 2013 vốn huy động đạt 412 triệu đồng tăng được 66 triêu đồng so với năm 2012, ứng với tỷ lệ tăng là 19,08%. Nguyên nhân tăng giảm qua các năm là do ảnh hưởng của mức lãi suất trên thị trường, tâm lý người gửi tiền sợ rủi ro lãi suất, rủi ro trong việc cần vốn gấp thì sẽ mất phần lớn lãi suất được hưởng khi rút vốn trước hạn. Sự biến động của thị trường, đặc biệt là giá vàng biến động mạnh trong năm 2012-2013 người có tiền chủ yếu là đầu cơ vào vàng hay ngoại tệ thay vì gửi tiết kiệm dài hạn tại Ngân hàng.
Sau đây là hình vẽ thể hiện rõ sự tăng giảm về tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm về tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn cụ thể như sau.
Đvt: Triệu đồng
36