Kiểm tra việc trình bày và công bố về khoản mục TSCĐ trên BCTC.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC KIỂM TOÁN KHOẢN mục tài sản cố ĐỊNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và kế TOÁN AAC THỰC HIỆN (Trang 39)

II- KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN.

g. Kiểm tra việc trình bày và công bố về khoản mục TSCĐ trên BCTC.

trên BCTC.

Khi kiểm tra việc trình bày và công bố về khoản mục TSCĐ trên BCTC, các kiểm toán viên cần thực hiện những nội dung như sau:

- Kiểm tra xem đơn vị có mang TSCĐ đi cầm cố, thế chấp hay không, thông qua việc xem xét khế ước vay, hợp đồng. Kiểm toán nên phỏng vấn Ban giám đốc xem liệu có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra đối với TSCĐ hay không.

- Kiểm tra việc trình bày TSCĐ trên các BCTC trong đó bao gồm cả việc giải trình những tài sản mà khách hàng có ý định thanh lý, tài sản bị tranh chấp, những cam kết về vốn, những thay đổi trong việc tính khấu hao.

- Đối với bất động sản: việc chuyển quyền sở hữu có quy định đặc biệt, vì thế kiểm toán viên cần xem xét những tài liệu theo quy định của pháp luật hiện hành chứng nhận quyền sở hữu (ví dụ như có chứng nhận của cơ quan công chứng).

- Đối với tài sản mua mới sau đó bán đi để thuê lại, kiểm toán cần tìm kiếm các bằng chứng liên quan đến nghiệp vụ đó bằng cách xem xét các tài liệu có liên quan trong việc mua, bán, thuê.

- Đảm bảo rằng không có bất kỳ sự kiện phát sinh sau ngày kết toán có mối quan hệ nhân quả với các nghiệp vụ về TSCĐ trong niên độ.

Thực tế tại công ty cổ phần vận tải XYZ

Khi lập bản thuyết minh BCTC cho đơn vị này thì kiểm toán viên đã trình bày rõ những vấn đề về:

• Đơn vị đã mang TSCĐ của mình để thế chấp Ngân hàng vay dài hạn với tổng nguyên giá TSCĐ mà đơn vị đem đi thế chấp là 13.972.155.405đ

Bao gồm:- Ngân hàng Công thương QB: 6.039.599.320đ - Ngân hàng Đầu tư và phát triển: 7.932.556.085đ

• Công ty không có tranh chấp về TSCĐ trong kỳ.

• Những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng đơn vị vẫn tiếp tục theo dõi trên danh mục TSCĐ (Nhà văn phòng XN 2.2, máy photocopy Ricoh, máy fax, máy tính Samsung, máy photo xerox 212...) nhưng không trích khấu hao nữa và có trình bày trên phần Thuyết minh.

• Đơn vị không tồn tại tài sản Thuê tài chính (không cho thuê và không đi thuê).

• Đơn vị không có các sự kiện phát sinh trước, sau ngày lập BCTC liên quan đến TSCĐ.

Tại công ty AAC khi tiến hành kiểm toán BCTC cho một khách hàng thường thì họ sẽ tiến hành lập Bản thuyết minh BCTC cho đơn vị đó, chính vì thế việc trình bày các vấn đề liên quan đến TSCĐ trên BCTC được các kiểm toán viên của công ty thực hiện rất đầy đủ, chi tiết từng vấn đề liên quan để những người sử dụng BCTC có thể hiểu được một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên khi trình bày về những TSCĐ của đơn vị khách hàng đem đi thế chấp tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, do hạn chế về mặt thời gian và nguồn nhân lực những khoản này thường thì không được kiểm tra cặn kẽ, bởi lẽ những TSCĐ đem đi thế chấp hay cho thuê, các kiểm toán viên chỉ tiến hành kiểm tra chúng thông qua các hợp đồng tín dụng và phô tô một bản làm bằng chứng kiểm toán và lưu trong Hồ sơ thường trực, chứ chưa tiến hành gửi thư xin xác nhận của bên thứ ba, việc này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn vì bằng chứng kiểm toán do bên ngoài cung cấp đảm bảo tính tin cậy cao hơn.

Như vậy nhìn chung việc tiến hành các thử nghiệm chi tiết đối với khoản mục TSCĐ hữu hình được các kiểm toán viên của công ty thực hiện khá đầy đủ và chi tiết, tuy nhiên việc thực hiện một số thủ tục còn chưa có hiệu quả cao như: việc kiểm tra về sự tồn tại của TSCĐ qua kiểm kê, các kiểm toán viên tại một số đơn vị chấp nhận Biên bản kiểm kê của họ mà không tham gia trực tiếp vào quá trình nay, nó có thể dẫn tới rủi ro trong kiểm toán nếu như Biên bản kiểm kê khách hàng lập chưa chính xác; hay đối với việc gửi thư xin xác nhận của các bên có liên quan khi giữ những TSCĐ không có ở đơn vị hay những TSCĐ đơn vị mang đi thế chấp.

5.2 Thử nghiệm chi tiết đối với TSCĐ vô hình

Bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại: Kiểm tra việc đăng ký tại cơ quan đăng ký hoặc yêu cầu cơ quan này gửi cho kiểm toán viên bản copy về bản đăng ký, đảm bảo thời hạn đăng ký của nhãn hiệu thương mại vẫn còn hiệu lực; nếu khách hàng sở hữu bằng phát minh sáng chế nhưng bản quyền không lưu giữ tại cơ quan đăng ký thì kiểm toán viên cần kiểm tra các thoả thuận về chuyển nhượng quyền sở hữu từ các chủ sở hữu trước.

TSCĐ vô hình khác: Kiểm tra các tài liệu chứng minh về quyền sở hữu hoặc tìm bằng chứng về sự tồn tại quyền sở hữu từ các nguồn khác như tiền thu từ bản quyền, bằng chứng liên quan đến các khoản chi đối với chi phí phát triển.Kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc hình thành nên TSCĐ vô hình, các chi phí phát sinh như chi phí nghiên cứu không được ghi nhận TSCĐ vô hình, còn các chi phí triển khai có đủ điều kiện để ghi tăng TSCĐ vô hình hay không; thời gian sử dụng; riêng quyền sử dụng đất có thời hạn phải có Giấy phép sử dụng đất quy định thời gian sử dụng.

Thực tế tại công ty CP XYZ:

Tên khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Người lập Ngày

Chủ đề: 19/03/2010

TK 213 Người ktra Ngày Niên độ: Năm 2009 21/03/2010

Phương pháp - Kiểm tra nvụ tăng, giảm TSCĐ vô hình trong kỳ - Kiểm tra các bút toán lạ, nvụ đối ứng

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN - AAC

TK213

DĐK 121.465.555

PSN 414.200.500

PSC

DCK 535.666.055

Chi tiết các khoản tăng TSCĐ vô hình

Số CT Nội dung đối ứngTK Số tiền (đ) Ghi chú

PKTTH17 9/07 Mua quyền sử dụng đất ở Ninh Hòa Nợ 213 Nợ 133 Có 331 414.200.500 41.420.050 455.620.550

Hoá đơn TC số 0127413 ngày 04/07/09, Hợp đồng mua ngày 01/07/09. Giấy phép quyền sử dụng đất đã được UBND huyện Ninh Hòa cấp.

Qua kiểm tra các TSCĐ vô hình, kiểm toán viên nhận thấy đơn vị có giấy phép khai thác mỏ đá đã khấu hao hết từ trước kiểm toán.

Trong năm 2009 đơn vị có tăng một TSCĐ vô hình khác là Quyền sử dụng đất tại Ninh Hòa, đây là Quyền sử dụng đất vô thời hạn có đầy đủ chứng từ hợp lệ kèm theo.

Khấu hao Quyền sử dụng đất: Wp TK214 (tham chiếu đến TK 214) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên nhận thấy trong năm 2009 (18/04) đơn vị có mua một phần mềm kế toán về sử dụng tại công ty và có đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình nhưng đơn vị lại theo dõi ở TK 242, số tiền mua Phần mềm chưa VAT là 143.500.000 và phân bổ vào chi phí trong kỳ 17.937.500

Đề nghị đơn vị hạch toán giảm khoản chi phí trả trước dài hạn và tăng TSCĐ vô hình, trích khấu hao trong kỳ

Bút toán điều chỉnh:

1. Nợ TK 213: 143.500.000

Có TK 242: 143.500.000

Khoản chi phí đã đưa vào trong kỳ cần phải ghi âm lại và tăng khấu hao trích tương ứng trong năm.

TSCĐ vô hình là loại tài sản rất ít phát sinh tại các đơn vị, cho nên với mỗi nghiệp vụ liên quan chúng đều được tiến hành kiểm tra đầy đủ, và đặc biệt tập trung vào bản chất của các nghiệp vụ này.

5.3 Thử nghiệm chi tiết đối với Khấu hao TSCĐ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC KIỂM TOÁN KHOẢN mục tài sản cố ĐỊNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và kế TOÁN AAC THỰC HIỆN (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w