Những mặt tồn tại Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản lý dự án ODA tại công ty kinh doanh nước sạch hải dương luận văn ths 2015 (Trang 51)

3.3.2.1 Công tác quản lý tiến độ dự án

Kế hoạch có nhiều sự thay đổi: Do sử dụng nguồn vốn ODA nên trong

quá trình thực hiện dự án phải tuân thủ các quy định của nhà tài trợ nên các kế hoạch thực hiện hay bị trì hoãn bởi phải xin ý kiến của nhà tài trợ( thời gian tnày có trường hợp phải đợi chờ đến hàng tháng để có thư không phản đối).

43

Công tác quản lý các tổ chức tư vấn còn lỏng lẻo: Việc thăm dò, khảo

sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật do tƣ vấn thực hiện trong khi quy định về trách nhiệm của họ đối với các sai sót chủ quan do tính toán chƣa đƣợc chú ý. Chƣa quy định mức phạt nghiêm ngặt trong hợp đồng. Dẫn tới khi thi công công trình việc sai lệch so với tính toán ban đầu đã đem lại nhiều thiệt hại tài chính cho Chủ đầu tƣ cũng nhƣ nhà thầu thi công do việc kéo dài thời gian do việc thiết kế lại hoặc điều chỉnh thiết kế một hoặc vài hạng mục. Đồng thời cũng kéo theo hàng loạt các số liệu tài chính của dự án thay đổi.

Công tác mua sắm vật tư thiết bị chưa đảm bảo tiến độ kịp thời cho dự án: - Không theo đúng tiến trình của dự án.

- Do một số vật tƣ thiết bị ngành nƣớc chƣa sản xuất ở Việt Nam, nên phải phụ thuộc và các đơn đặt hàng với các nhà cung cấp nhập khẩu từ nƣớc ngoài.

Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn từ Nhật bản ( JICA, JBIC) thì các vật tƣ đƣợc nhập khẩu từ nhật, nên thời gian thƣờng hay chậm trễ từ hàng tuần đến hàng tháng. Bên cạnh đó, khi dự án đi vào hoạt động thì các vật tƣ thay thế đồng bộ cũng rất khó mua ở Việt Nam, mà lại phải liên hệ sang Nhật bản, việc gây khó khăn cho quá trình vận hành sau này. Còn đối với dự án WB thì đƣợc khuyến khích đấu thầu rộng rãi, nên trang thiết bị có thể mua từ bất kỳ nƣớc nào miễn là đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Công tác giám sát các nhà thầu chưa đạt hiệu quả cao:

Do các công trình tuyến ống cấp nƣớc luôn đi các tuyến đƣờng có đông dân cƣ ở các khu đô thị nên thƣờng phải thi công vào ban đêm vì vậy công tác giám sát đã gặp rất nhiều khó khăn.

44

Một số công trình nằm ở các thị trấn xa trung tâm thành phố nên các cán bộ tƣ vấn giám sát hay chốn tránh nhiệm vụ và không có mặt liên tục trên công trƣờng.

Chi phí giám sát thi công là cố định theo định mức của nhà nƣớc do Bộ xây dựng ban hành, nhƣng những công trình cấp nƣớc thƣờng kéo dài so với kế hoạch đề ra bởi không có mặt bằng thi công, do đó thời gian giám sát cũng bị dài thêm. Vì lý do trên nên chất lƣợng cán bộ tƣ vấn giám sát cũng rất thấp, hầu hết các cán bộ trẻ, chƣa có kinh nghiệm trong đầu tƣ xây dựng và chƣa biết cách xử lý tình huống tại hiện trƣờng.

3.3.2.2 Công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

Theo qui định công tác đền bù giải phóng mặt bằng giao cho UBND các huyện, thành phố địa phƣơng trực tiếp giải quyết nên đây cũng là một nguyên nhân của việc chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng. Mà tại bất kỳ dự án cấp nƣớc nào cũng đều phải thu hồi đất để xây dựng trạm xử lý nƣớc và nhà giao dịch.

Việc các thủ tục để xin cấp đất phải qua các sở ban nghành và chính quyền địa phƣơng và làm đi làm lại nhiều lần. Ngoài ra việc đền bù giải phóng mặt bằng phải tuân thủ theo các quy định của nhà tài trợ, ví dụ nhƣ các dự án sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng thế giới thì không bao giờ đƣợc phép cƣỡng chế, mà phải đền bù cho ngƣời bị ảnh hƣởng phải hài lòng.

Vì dự án cấp nƣớc là các công trình đi theo tuyến nên chiều dài của dự án thƣờng trên 100 km, đi qua các khu phố buôn bán, các trung tâm thƣơng mại và công trình công cộng nên trƣớc khi thực hiện thi công phải tổ chức báo cáo, hội nghị nhiều lần. Đôi khi có những hộ dân không hợp tác với cán bộ ban quản lý dự án mặc dù dự án cấp nƣớc mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và khu dân cƣ ở đó vì họ cho rằng có ảnh hƣởng đôi chút đến phần vỉa hè.

45

3.3.2.3 Công tác tổ chức ban quản lý dự án

- Cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án chƣa hợp lý, hầu hết các cán bộ là kiêm nhiệm

- Sự quá tải công việc của các ban quản lý

- Thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn quản lý dự án. - Thời gian thẩm định, thẩm tra còn kéo dài.

3.3.2.4 Công tác quản lý chi phí

Tiến độ cung ứng vốn cho dự án thƣờng bị chậm do không đảm bảo kế hoạch vốn đối ứng (phần này đƣợc sử dụng ngân sách tỉnh). Trong quá trình thanh toán có sự chậm chễ bởi khâu kiểm duyệt hồ sơ chứng từ và phải qua nhiều khâu trung gian, ngoài ra một số nhà thầu chƣa thực hiện đúng theo yêu cầu của phía nhà tài trợ.

Công tác đánh giá và quản lý giá công trình còn nhiều bất cập, nhiều tồn tại thể hiện qua chất lƣợng của dự toán chƣa tốt. Do yêu cầu của nhà tài trợ nên nhiều máy móc thiết bị phải đƣợc nhập từ đất nƣớc có tài trợ nên bị ép giá lên tới hàng trục lần so với thiết bị có chất lƣợng tƣơng đƣơng. Không những thế, đối với dự án JICA thì phải sử dụng cả nhà thầu tƣ vấn và nhà thầu thi công đến từ Nhật bản, còn dự án ORET thì phải sử dụng tổng thầu đến từ Hà Lan nên giá trị của dự án ODA thƣờng rất lớn. Đối với dự án sử dụng vốn JICA tại Công ty kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng có suất đầu tƣ cho hệ thống cấp nƣớc là 30 triệu/1 m³ nhƣng đối với dự án sử dụng vốn vay ngân hàng thế giới thì chỉ có 7 đến 10 triệu/ 1m³. Bởi vì các dự án sử dụng vốn vay ngân hàng thế giới không bị rằng buộc bởi lựa chọn nhà thầu trong một quốc gia nào, mà họ rất ủng hộ đấu thầu rộng rãi và khuyến khích kinh tế tƣ nhân phát triển.

46

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TẠI CÔNG TY KINH DOANH NƢỚC SẠCH

HẢI DƢƠNG.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản lý dự án ODA tại công ty kinh doanh nước sạch hải dương luận văn ths 2015 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)