Xuất biện pháp phòng trị hiệu quả bệnh sán lá gan cho trâu ở Trung

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh sán lá gan ở trâu và thử nghiệm quy trình phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu. (Trang 54)

Công, tỉnh Thái Nguyên.

Từ kết quả của đề tài, chúng tôi thấy bệnh sán lá gan trâu ở Trung tâm và các hộ gia đình chăn nuôi trâu có tỷ lệ nhiễm bệnh sán lá gan tương đối cao chiếm tỷ lệ

48,75%.và gây tác hại lớn cho trâu. Vì vậy, việc xây dựng quy trình phòng trừ tổng hợp là hết sức cần thiết.

1. Tẩy sán lá gan cho trâu: Khâu quan trọng trong biện pháp phòng trị tổng hợp là tẩy sán lá gan cho trâu. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, bệnh sán lá gan tồn tại và phát triển quanh năm. Vì vậy ngoài việc tẩy sán cho những trâu bị

bệnh cần phải tẩy phòng cho cảđàn, đồng thời tránh mầm bệnh phát tán ra môi trường.

Để tẩy sán có hiệu quả, cần phải chọn thuốc tẩy sán đạt các yêu cầu: hiệu quả

cao, ít độc, không nguy hiểm, phổ rộng, thuận tiện khi sư dụng và giá thành hợp lý. Do vậy, việc tìm và lựa chọn thuốc tẩy sán lá gan cho trâu không phải là khó khăn.

Các loại thuốc mà chúng tôi đã dùng: Fasciolid 25%, Han-Dertil-B, Bio- Alben, đều cho kết quả tẩy sán lá gan tốt. Trong đó, thuốc Bio-Alben có hiệu lưc cao nhất, thuốc dạng viên nén dễ sử dụng như có thể nghiền nát rồi trộn lẫn với thức

ăn tinh hoặc gói vào lá cỏ lá ngô…., các hộ chăn nuôi nên sử dụng để tẩy sán lá gan cho trâu. Ngoài ra, tùy từng địa phương, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể lựa chọn một trong những loại thuốc trên để tẩy sán lá gan cho trâu.

Định kỳ tẩy sán lá gan hai lần trên một năm cho cả đàn trâu khi kiểm tra phân thấy có trứng sán lá gan. Khi tẩy phải nhốt trâu và cho ăn uống tại chuồng từ 3 - 5 ngày, dọn sạch phân ở chuồng, tập trung ủ kỹ để tránh mầm bệnh phát tán ra ngoài môi trường và bãi chăn thả.

2. Xử lý phân trâu để diệt trứng và ấu trùng sán lá gan: Hàng ngày thu

gom phân ở chuồng nuôi, tập trung vào một nơi, vun thành đống, và ủ phân theo một trong 3 công thức ủ:

+ Phân chuồng: 800 - 1000 kg. + Lá xanh băm nhỏ: 200 kg. + Tro bếp: 60 kg.

Công thức 2: Các nguyên liệu ủđược bố trí theo tỷ lệ: + Phân chuồng: 800 - 1000 kg.

+ Lá xanh băm nhỏ: 200 kg. + Vôi bột: 50 kg.

Công thức 3: Các nguyên liệu ủđược bố trí theo tỷ lệ: + Phân chuồng: 800 - 1000 kg.

+ Tro bếp: 60 kg.

+ Lá xanh băm nhỏ: 200 kg. + Vôi bột: 50 kg.

Trát bùn kín đống phân, dày 5 - 10 cm, để sau 3 - 4 tuần nhiệt độđống ủ tăng lên 50 - 600C sẽ diệt được toàn bộ trứng và ấu trùng san lá gan.

3. Vệ sinh chuồng nuôi trâu: Chuồng nuôi trâu phải giữ luôn khô ráo, sạch sẽ, định kỳ 2 tháng 1 lần dùng thuốc sát trùng phun để diệt trứng và ấu trùng sán lá gan ở nền chuồng và xung quanh chuồng.

4. Cải tạo đồng cỏ, bãi chăn thả: Cần lấp những vũng nước đọng trên bãi chăn, thu gom phân trên bãi chăn để ủ nhằm hạn chế sự phát tán và phát triển của trứng và ấu trùng ở ngoài ngoại cảnh. Những nơi có bãi chăn thả rộng thì nên chăn thả luân phiên đồng cỏđể phòng bệnh sán lá gan trâu.

5. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng trâu: Để nâng cao sức khỏe của đàn trâu, cần chú ý quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt. Cần đảm bảo khẩu phần ăn cho trâu cả về số lượng và chất lượng. Có kế hoạch dự trữ và trồng cỏ để cung cấp đủ

thức ăn trong vụ Đông - Xuân, nhằm nâng cao sức đề kháng cho trâu, hạn chế sự

Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh sán lá gan ở trâu và thử nghiệm quy trình phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu. (Trang 54)