Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan sau 4 tháng thử nghiệm

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh sán lá gan ở trâu và thử nghiệm quy trình phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu. (Trang 52)

Sau 4 tháng áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh, chúng tôi xét nghiệm lại phân của trâu ở cả 2 lô thử nghiệm và đối chứng để xác định tỷ lệ và cường độ

Bảng 4.9: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan sau 4 tháng thử nghiệm

Diễn giải Thử nghiệm Đối chứng Mức ý nghĩa (P)

Số trâu kiểm tra (con) 78 80 - Số trâu nhiễm (con) 13 37 - Tỷ lệ nhiễm (%) 16,67 46,25 < 0,001 Cường độ nhiễm + n 12 25 - % 92,30 67,56 < 0,01 ++ n 1 10 - % 7,69 27,02 < 0,01 +++ n 0 2 - % 0,00 5,40 < 0,01 Bảng 4.9 cho thấy:

- Tỷ lệ nhiễm: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu ở lô thử nghiệm là 16,67%, trong khi tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu ở lô đối chứng là 46,25%, sự sai khác này là rất rõ rệt (P < 0,001).

- Cường độ nhiễm:

+ Cường độ nhiễm nhẹ: Ở lô thử nghiệm là 92,30%, lô đối chứng là 67,56%, sự sai khác này là khá rõ rệt (P < 0,01).

+ Cường độ nhiễm trung bình: Ở lô thử nghiệm là 7,69%, lô đối chứng là 27,78%, sự sai khác này là rõ rệt (P < 0,01).

+ Cường độ nhiễm nặng: Ở lô thử nghiệm là 0,00%, lô đối chứng là 5,40%, sự sai khác này là khá rõ rệt (P < 0,01).

Từ kết quả bảng 2.9, chúng tôi có nhận xét rằng:

Sau khi thử nghiệm một số biện pháp phòng bệnh sán lá gan cho trâu, tỷ lệ

và cường độ nhiễm sán lá gan đã giảm thấp và nhẹ hơn rõ rệt so với lô đối chứng không được áp dụng biện pháp phòng bệnh.

Những biện pháp mà chúng tôi áp dụng cho trâu lô thử nghiệm đều là những biện pháp đơn giản, có khả năng thực hiện ở hầu hết các nông hộ và trại chăn nuôi trâu. Vì vậy, người chăn nuôi trâu cần áp dụng những biện pháp phòng kể trên để

4.4. Đề xuất biện pháp phòng trị hiệu quả bệnh sán lá gan cho trâu ở Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi xã Bình Sơn, thị xã Sông

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh sán lá gan ở trâu và thử nghiệm quy trình phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu. (Trang 52)