nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi.
- Địa điểm thực hiện: Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi. - Đối tượng thử nghiệm: Trâu ở các lứa tuổi khác nhau
Nội dung triển khai:
* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan của trâu trước khi thử nghiệm
Trâu trước khi thử nghiệm được xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường
độ nhiễm sán lá gan bằng phương pháp gạn rửa sa lắng.
* Bố trí thử nghiệm
- Trâu được bố trí thành 2 lô: Lô thử nghiệm và lô đối chứng, tương đối đồng
đều về các yếu tố: tuổi, khối lượng, tính biệt, tình trạng vệ sinh thú y, tỷ lệ và cường
độ nhiễm sán lá gan.
Lô thử nghiệm được áp dụng biện pháp phòng trị bệnh sán lá gan như: + Định kỳ dùng thuốc có hiệu lực cao tẩy phòng sán lá gan cho trâu. + Vệ sinh thức ăn, nước uống.
+ Vệ sinh bãi chăn thả, chuồng và khu vực xung quanh chuồng trại. + Thu gom phân trâu đểủ bằng phương pháp nhiệt sinh học.
* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan của trâu sau 2 tháng thử nghiệm
- Sau 2 tháng thử nghiệm, xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ
nhiễm sán lá gan của lô thử nghiệm và lô đối chứng bằng phương pháp gạn rửa sa lắng và đếm số trứng/vi trường.
* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan của trâu sau 4 tháng thử nghiệm
- Sau 4 tháng thử nghiệm, xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ
nhiễm sán lá gan của trâu ở lô thử nghiệm và lô đối chứng, bằng phương pháp gạn rửa sa lắng, đếm số trứng/vi trường.
Từđó đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trịđã áp dụng.
* Đề xuất quy trình phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu
Quy trình phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu được đề xuất dựa trên những cơ
sở khoa học sau:
- Kết quả xác định một sốđặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu. - Kết quả nghiên cứu về bệnh sán lá gan trâu.
- Kết quả thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu.