Cơ sở khoa học đề ra quy trình phòng ngừa tổng hợp bệnh sán lá gan cho trâu là: phải nắm được cụ thể chu kỳ sinh học của sán Fasciola, sinh học của ốc - vật chủ trung gian và tình hình dịch tễ của bệnh.
Biện pháp phòng ngừa tổng hợp gồm:
- Định kỳ tẩy sán lá gan cho trâu để ngăn chặn mầm bệnh phát tán rộng rãi,
đồng thời phòng ngừa cho súc vật không bị tái nhiễm.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [3], hàng năm nên tẩy sán cho toàn đàn ít nhất hai lần, lần đầu vào mùa xuân (trước mùa vật chủ trung gian phát triển), lần thứ
hai vào cuối mùa Thu nhằm diệt những sán đã nhiễm trong vụ Xuân - Hè, ngăn ngừa bệnh phát ra ở mùa Đông. Trên những đồng cỏ có căn bệnh tiềm tàng, có thể
tiến hành chăn dắt luân phiên giữa súc vật mẫn cảm (trâu, bò, dê, cừu) với những súc vật ít khả năng cảm nhiễm (ngựa).
- Ủ phân theo phương pháp sinh học, lợi dụng quá trình lên men sinh nhiệt các chất hữu cơ trong phân của hệ vi sinh vật để tiêu diệt trứng sán lá gan trong phân trâu. Biện pháp này có hiệu quả và đơn giản nhất để phòng bệnh do sán Fasciola gây ra.
- Xử lý các cơ quan có sán ký sinh: nếu gan nhiễm nhiều sán phải huỷ bỏ (chôn, rắc vôi bột, đốt) hoặc không huỷ bỏ mà để lại chế biến chín làm thức ăn gia súc.
- Diệt vật chủ trung gian của sán lá Fasciola: tháo cạn nước, cày ải, làm khô những đồng cỏ, bãi chăn lầy lội, ẩm ướt, luân canh xen vụ. Dùng một số chất hoá học có khả năng diệt ốc (vôi bột, sulfat đồng...), đẩy mạnh chăn nuôi Thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng) và cá trắm đen.
- Tăng cường vệ sinh thức ăn, nước uống. Không chăn thả trâu ở những bãi chăn lầy lội, ẩm thấp. Nếu khó khăn về bãi chăn thả thì chỉ chăn thảở bãi chăn lầy lội, ẩm ướt 1,5 - 2 tháng, rồi phải chuyển sang chăn ở bãi khác. Nếu lấy cỏở những chỗ ẩm ướt thì phải cắt cao hơn mặt nước để tránh Adolescaria, sau đó phơi khô, bảo quản trong 6 tháng rồi cho gia súc ăn. Nguồn nước uống phải sạch, không có vật chủ trung gian và Adolescaria.
- Không nhập trâu từ vùng có bệnh khi chưa kiểm tra và điều trị triệt để. - Chăm sóc, quản lý và nuôi dưỡng gia súc tốt.