F. hepatica được Linnaeus mô tả năm 1758, còn F. gigantica được Cobbol mô tả năm 1855 và được Kendall phân loại năm 1965.
Trong tổng kết về bệnh sán lá gan, (Kendall, 1965) [32] kết luận rằng F.
gigantica phổ biến trên toàn thế giới và ký chủ trung gian của chúng là các loài ốc không dễ dàng phân biệt về mặt hình thái hoặc sinh thái. Tác giả cho rằng, các loài vật chủ trung gian chính ở Nam, Tây và Đông châu Phi là L. natalensis, ởẤn Độ,
Bangladesh và Pakistan là L. rufescens. Các dòng L. auricularia sensu lato đóng vai trò là vật chủ trung gian của F. gigantica là ốc nước ngọt vùng nhiệt đới sống ở
nước chảy chậm hoặc tĩnh, trong với nồng độ oxy cao và thực vật thuỷ sinh nhiều. Về vật chủ chính, F. hepatica và F. gigantica có chung nhiều loài vật chủăn cỏ và ăn tạp (Mas - Coma, 1995) [33].
Mas - Coma và cs (2005) [34] cho biết, sán lá gan lớn (Fasciola spp.) và ký
sán gầy yếu, tăng trọng chậm, sản lượng thịt, sữa thấp, rất nhiều buồng gan không sử dụng được do sán làm viêm, xơ cứng.
Theo Jorgen Hansen, Brian Perry (1994) [31], nhiệt độ thích hợp nhất cho sự
phát triển của ốc là 15 - 260C, khi ở nhiệt độ này chúng đẻ số lượng trứng rất lớn. Trứng nở trong vòng 2 tuần và sau 1 tháng ốc trưởng thành. Một con ốc trong vòng 10 - 12 tuần có thể sinh sản ra hàng ngàn con ốc, ở dưới 100C, ốc không phát triển và ngừng hoạt động. Tuy nhiên, ốc có thể chui vào bùn và sống trong điều kiện bất lợi nhiều tháng.
Guralp và cs (1964) [30] cho biết: thời gian cho sự phát triển đến Miracidium
trong trứng F. gigantica khác nhau phụ thuộc vào nhiệt độ. Khoảng 10 - 11 ngày ở
37 - 38oC, 21 - 24 ngày ở 25oC và 33 ngày ở 17 - 22oC. Grigoryan (1958) [29] cho rằng, nhiệt độ 24 - 26oC và pH 6,5 - 7 là tốt nhất và ởđiều kiện đó 70 - 80% trứng có thể phát triển. Tác giả cho rằng, trứng không sống ở nhiệt độ trên 43 - 44oC và ở điều kiện khô thì trứng cũng nhanh chết. Trứng F. gigantica không phát triển đồng
đều và nở thành Miracidium ở cùng một thời gian, vì vậy ở cùng một điều kiện
Miracidium có thể nở trong khoảng một thời gian tới 14 tuần, tăng cơ hội nhiễm vào
ốc (Guralp và cs, 1964) [30]. Tác giả cũng thấy rằng trứng bị kích thích nở khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng mạnh. Khi thoát khỏi trứng Miracidium sống trong nước khoảng 18 - 26 giờ (Asanji, 1988) [26].
Sau khi thoát khỏi ốc, Cercaria hoá nang thành Adolescaria. Khoảng 2/3 bám vào giá thể trong nước. Phần còn lại không bám vào giá thể mà trôi nổi trong nước (thấy 35% Cercaria thoát khỏi ốc ởđợt thứ 2 trở thành những nang trôi nổi, tỷ
lệ giảm ở những đợt tiếp sau (Ueno và cs, 1975) [37].
Theo thông báo của nhiều tác giả trên thế giới, bệnh sán lá gan lớn thường phát triển theo mùa. Vào mùa mưa tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở gia súc cao hơn nhiều so với mùa khô (Ripert và cs, 1987) [35]. Vì trong vòng truyền bệnh có vai trò của thực vật thuỷ sinh, nên sự nhiễm bệnh còn phụ Thuộc vào mùa phát triển của chúng.
Tại Autralia, Boray (1966) [28] cho rằng, ở nhiệt độ 22 - 240C, sau 28 - 52 ngày gây nhiễm Miracidium vào ốc - KCTG sẽ Thu được Cercaria.
Phần 3 : VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU