Ở nước ta bệnh sán lá gan là một bệnh khá phổ biến và là mọt trong những bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻđàn trâu. Chính vì vậy mà đã từ lâu đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
* Nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở trâu
Trước đây, ở nước ta có nhiều cuộc điều tra về tỷ lệ nhiễm sán lá gan.
Phan Địch Lân (1985) [11] tổng kết tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu cho thấy tỷ lệ nhiễm tăng theo lứa tuổi và tăng dần từ miền biển đến miền núi, trung du và đồng bằng; tỷ lệ nhiễm dao động từ 13,7 - 61,3%.
Phan Địch Lân (1994,2004) [12] đã điều tra 7359 trâu ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, kết quả thấy: trâu ở vùng đồng bằng nhiễm sán lá gan cao nhất, sau
đó đến vùng trung du, ven biển và miền núi (bình quân tỷ lệ nhiễm sán ở các vùng
điều tra như sau: vùng đồng bằng từ 19,6% - 61,3%, vùng trung du từ 16,4% - 50,2%, vùng ven biển từ 13,7% - 39,6%, vùng núi từ 14,7% - 44,0%).
Nguyễn Trọng Kim và cs (1997) [5] công bố tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu ở
Hà Bắc (cũ) là 49,95%; ở Nghệ An từ 25,27 - 32,65%; tỷ lệ nhiễm sán lá gan chung
ở miền Bắc Việt Nam là 43,56%.
Kết quả nghiên cứu của (Lê Hữu Khương và cs, 2001) [2] cho thấy, tỷ lệ
nhiễm sán lá gan trung bình trên cả nước ở trâu là 46,23%, dao động từ 8,74 - 61,09%, tỷ lệ này tăng dần từ Nam ra Bắc.
Phạm Văn Lực và cs (2006) [14] và các cán bộ Phòng ký sinh trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tiến hành điều tra, nghiên cứu hiện trạng các bệnh ký sinh trùng lây truyền giữa người và động vật ở Gia Lai và Đắk Lắk. Kết quảđiều tra cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở trâu khá cao (35 - 65%). Kết quả điều tra sán lá gan lớn cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn bình quân ở trâu của nước ta như sau:
Vùng ven biển từ 13,7% đến 39,6% Vùng núi từ 14,7% đến 44%. Vùng trung du từ 16,4% đến 50,2% Vùng đồng bằng từ 19,6% đến 61,3%
* Nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng
Phan Địch Lân (1994, 2004) [12] đã theo dõi 37 trâu bị bệnh sán lá gan nặng, thấy các triệu chứng thường lặp đi lặp lại như: gầy rạc, suy nhược cơ thể
nhạt, thiếu máu kéo dài (27/37); lông xù, da mốc, lông dễ rụng (26/37); phân đen, thối khắm (22/37); mắt sâu, có dử (18/37); bụng ỏng, ỉa chảy kéo dài (13/37); thuỷ
thũng ở nách, hai chân trước, gan to (11/37); thuỷ thũng ở ngực, ức liên tục (9/37).
* Nghiên cứu đặc điểm sinh học và vòng đời của sán lá gan
Ở Việt Nam có ít tài liệu về ốc Lymnaea. Duy nhất trong cuốn sách “Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam” của (Đặng Ngọc Thanh và cs,1980) [17] mô tả 2 loài L. viridis và L. swinhoei ở miền Bắc Việt Nam.
Theo Phan Địch Lân (1985) [11], cả 2 loài ốc L. viridis và L. swinhoei đều đóng vai trò là vật chủ trung gian của sán lá gan. Qua 3 đợt theo dõi tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở 2 loài ốc này thì kết quả như sau: ốc L. viridis nhiễm trung bình khoảng
19,61%, còn L. swinhoei nhiễm trung bình khoảng 20,85%.
Kết quả điều tra của (Phạm Ngọc Doanh và cs (2005) [1] cho thấy, chỉ
0,06% và 1% ốc L. viridis ở Đông Anh và Phú Xuyên, Hà Nội bị nhiễm ấu trùng sán lá gan.