Tỷ lệ nhiễm H meleagridi sở gà tại một số địa phương của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huy ện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị. (Trang 47)

Để xác định tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà, chúng tôi tiến hành mổ khám ngẫu nhiên 240 con gà ở 4 xã của huyện Phú Bình gồm: Tân Kim, Tân Khánh, Tân Hòa, Xuân phương. Kết quảđược thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một sốđịa phương của huyện Phú Bình Địa phương (xã) Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Tân Kim 60 35 58,33 Tân Khánh 60 28 46,67 Tân Hòa 60 12 20,00 Xuân Phương 60 7 11,67 Tính chung 240 82 34,17

Chúng tôi đã quan sát triệu trứng lâm sàng, mổ khám kiểm tra bệnh tích, soi tươi manh tràng, làm tiêu bản tổ chức học manh tràng và gan theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin để xác định tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis

ở gà tại các địa phương. Qua quả bảng 4.2 cho thấy: gà ở các địa phương nghiên cứu đều nhiễm H. meleagridis. Trong tổng số 240 gà mổ khám, xét nghiệm mẫu thấy 82 con gà bị nhiễm đơn bào H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 34,17 % (dao động từ

11,67 % - 58,33 %). Giữa các xã có tỷ lệ nhiễm khác nhau do địa hình đồi núi thấp, tập quán hay phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí, đa số

người chăn nuôi tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp, việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế dẫn tới công tác vệ sinh thú y chưa đảm bảo. Từ đó làm cho tỷ lệ nhiễm H. meleagridis tương đối cao.

Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở 4 xã được minh họa rõ qua biểu đồở hình 4.1

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một sốđịa phương của huyện Phú Bình

Biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà cao nhất tại xã Tân Kim (58,33 %), tiếp đến là Tân Khánh (46,67 %), Tân Hòa (20,00 %) và thấp nhất là Xuân Phương (11,67%). Tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis trên gà thả vườn tại 4 xã có sự chênh lệch nhau khá rõ rệt, trong đó tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trên gà

Kim, Tân Khánh) người dân nuôi gà với số lượng nhiều, nuôi lâu năm nên đất đã bị

nhiễm giun kim - nhân tố gián tiếp gây bệnh đầu đen ở gà. Ngoài ra do tập quán chăn nuôi của người dân, nuôi liên tiếp, gối đàn, không có thời gian nghỉ chuồng, phơi đất, phun thuốc diệt trừ các tác nhân gây bệnh, do đất ẩm ướt, hệ thống thoát nước của các hộ chăn nuôi cũng chưa được xử lý khoa học, hình thức chăn nuôi chủ

yếu Phú Bình là chăn nuôi gà đồi thả vườn - đây là điều kiện thuận lợi để nguồn bệnh phát tán, gà thả vườn dễ bị nhiễm đơn bào H. meleagridis.

Trong thời gian xuống cơ sở thực tập chúng tôi thấy được đại đa số các hộ chăn nuôi tại Phú Bình đều chưa chú ý đến công tác vệ sinh phòng bệnh như: quét dọn, thu gom xử lý phân, khử trùng chuồng trại và khu vực vườn thả gà, và tẩy giun cho gà. Do vậy, gà nuôi ở các xã đều có tỷ lệ nhiễm H. meleagridis khá cao. Gà mắc bệnh có biểu hiện ủ rũ và rúc đầu vào nách cánh, gầy yếu, bỏăn, sốt cao,… chết với tỷ lệ cao làm

ảnh hưởng đến chất lượng, kinh tế và tâm lý người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huy ện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)