Dịch tễ học bệnh đầu đen (Histomonosis) ở gia cầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huy ện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị. (Trang 26)

* Động vật mắc bệnh

Histomonosis thấy ởđàn gà, gà tây trên toàn thế giới. Trong tự nhiên, gà tây,

gà, chim trĩ, chim công, chim cút, gà lôi, đà điểu, vịt,... đều có thể bị bệnh. Trong đó gà tây mẫn cảm hơn cả.

Lund và Chute (1973) [31] đã thử nghiệm và gây bệnh cho 8 loài chim thuộc về loài gà và thấy rằng gà lôi trắng Trung Quốc là vật chủ tốt nhất cho giun kim, tiếp theo là gà và gà sao.

Cũng giống như gà tây, gà dễ nhiễm bệnh, nhưng khả năng cảm nhiễm của gà thấp hơn so cho gà tây (Barriga, 1981). Tỷ lệ chết ở gà là 10 % trong khi con số

này ở gà tây có thểđạt 80 đến 100 %.

Khi nghiên cứu về bệnh đầu đen ở nước ta Lê Văn Năm (2010) [8] cho biết: Bệnh do H. meleagridis thường xuyên nổ ra ở những cơ sở nuôi gà ta nuôi chung với gà tây. Bệnh bùng phát chủ yếu ở gà nuôi theo lối chăn nuôi tập trung (gà thả vườn).

* Tuổi mắc bệnh

Theo Lori Ann Lollis (2010) [29], tuổi đã từng được cho là một yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia cầm với H. meleagridis. Có ý kiến cho rằng gia cầm ở

mọi lứa tuổi đều mắc bệnh. Tuy nhiên, gia cầm non dễ nhiễm Histomonosis hơn cả. Gia cầm tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm Histomonosis càng giảm.

Theo Hauck và cs (2010) [20], gà ở giai đoạn 1 - 2 tháng tuổi tỷ lệ mắc

Histomonosis cao nhất, triệu chứng bệnh điển hình nhất.

Theo Lê Văn Năm (2010) [8], bệnh thường thấy ở gà tây từ 2 tuần đến 2 - 3 tháng tuổi, nhưng gà ta thì chậm hơn một chút: từ 3 tuần đến 3 - 4 tháng tuổi, gà lớn tuổi hơn vẫn có thể mắc.

* Vật chủ trung gian truyền bệnh

Heterakis có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc truyền bệnh Histomonosis

bởi chúng đều là các động vật ký sinh ở các loài chim thuộc bộ gà và chúng bảo vệ

Histomonosis trong trứng của mình trong quá trình truyền bệnh từ con chim này

sang con chim khác.

Ngoài ra, giun đất cũng có vai trò trong việc lưu trữ trứng giun kim chứa

Histomonas. Nó đóng vai trò truyền bệnh khi động vật mắc bệnh ăn chúng, trứng giun

kim được giải phóng, đơn bào cũng được giải phóng và gây bệnh.

* Thời kỳủ bệnh

Các dấu hiệu của Histomonosis xuất hiện rõ ràng từ 7 - 12 ngày và thường xảy ra 11 ngày sau khi nhiễm bệnh (PI). Thời gian ủ bệnh tương tự với các cách nhiễm bệnh tự nhiên, tức là truyền qua trứng Heterakis cha Histomonas.

* Mùa vụ:

Gà mắc bệnh ở tất cả các tháng trong năm nhưng nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.

Ở Việt Nam, Lê Văn Năm và cs (2010) [8] cũng báo cáo rằng bệnh bùng phát mạnh vào các tháng nóng ẩm: cuối xuân, hè và hè thu. Đối với những gà lớn tuổi (gà già và gà đẻ) thường xảy ra vào cuối thu và mùa đông.

* Điều kiện vệ sinh thú y

Điều kiện vệ sinh thú y đối với chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại, dụng cụ và môi trường chăn nuôi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới khả năng nhiễm Histomonosis của gà. Điều này có liên quan mật thiết với sự tồn

tại và phát triển của giun kim - môi giới trung gian truyền bệnh. Theo Tyzzer E. E. and Collier J. (1925) [44], bệnh đầu đen xảy ra chủ yếu trên những đàn gà nuôi thả

vườn, nơi mà gà thường xuyên tiếp xúc với môi trường đất.

* Yếu tố stress (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các yếu tố strees như chuồng trại chật chội, khí hậu nóng ẩm, thức ăn kém dinh dưỡng…, đóng vai trò thúc đẩy mức độ và tốc độ lây lan Histomonas gà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huy ện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị. (Trang 26)