Bố trí thu thập gà để mổ khám và phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huy ện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị. (Trang 40)

meleagridis ở gà nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

a) Bố trí lấy mẫu

Bố trí thu thập gà mổ khám theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên: chọn 4 xã, mỗi xã mổ khám 60 gà. * Bố trí lấy mẫu gà mổ khám theo các địa phương nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành mổ khám ngẫu nhiên gà tại 4 xã huyện Phú Bình. Số

mẫu thu thập theo công thức:

n = 240 03 , 0 ) 358 , 0 1 ( 358 , 0 97 , 0 ) 1 ( 2 2 2 2 = − × = − × e p p z Trong đó: n: Là số gà mổ khám Z: Độ chính xác 97 % P: Tỷ lệ nhiễm dự kiến 35,8 % e: Sai số 0,03 * Bố trí lấy mẫu gà mổ khám theo tuổi gà.

Chúng tôi tiến hành thu thập gà để mổ khám theo các lứa tuổi như sau: - ≤ 1 tháng tuổi

- > 1 - 3 tháng tuổi - > 3 - 5 tháng tuổi - > 5 tháng tuổi

* Bố trí lấy mẫu gà mổ khám theo phương thức chăn nuôi

Chúng tôi tiến hành mổ khám gà theo 3 phương thức chăn nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên:

- Chăn thả hoàn toàn

- Bán chăn thả

- Nuôi nhốt hoàn toàn

* Bố trí lấy mẫu gà mổ khám theo tình trạng vệ sinh thú y (VSTY)

Đánh giá tình trạng vệ sinh theo 3 mức như sau:

- VSTY tốt: chuồng trại cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, thường xuyên quét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, thu gom phân và chất độn chuồng để ủ, định kỳ khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh.

- VSTY trung bình: không thường xuyên quét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, chuồng nuôi không được làm khô ráo, còn có những vũng nước đọng; không thường xuyên tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và phát quang cây cỏ, không thường xuyên khơi thông cống rãnh ở gần khu vực chăn nuôi.

- VSTY kém: chuồng gà làm ở chỗđất trũng, trong chuồng và khu vực xung quanh chuồng rất ẩm thấp, có nhiều vũng nước đọng, có nhiều cỏ cây um tùm, không tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, không khơi thông cống rãnh.

Chúng tôi tiến hành mổ khám gà ở 3 tình trạng vệ sinh thú y trên.

* Bố trí lấy mẫu gà mổ khám theo kiểu nền chuồng nuôi

Chúng tôi tiến hành mổ khám gà nuôi trên nền đất, nền lát gạch hoặc nền xi măng.

b) Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại các địa phương

Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà được xác định bằng sự kết hợp giữa các phương pháp sau:

* Mổ khám kiểm tra bệnh tích * Soi tươi manh tràng

* Làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin manh tràng và gan.

Các phương pháp cụ thể như sau:

* Quan sát triệu chứng lâm sàng: triệu chứng toàn thân, mào tích, da vùng

đầu và mép, phân (màu sắc và trạng thái phân). * Mổ khám bệnh tích

Trước khi mổ khám, ghi nhật ký thí nghiệm các thông tin: chủ hộ, địa chỉ, ngày lấy mẫu, tuổi gà, phương thức chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y, kiểu nền chuồng.

Phương pháp mổ khám gà: mổ khám gà theo phương pháp mổ khám toàn diện, quan sát bằng mắt thường và kính lúp các nội quan như thận, lách, tim, phổi,

đặc biệt là gan và manh tràng để xác định những biến đổi đại thể, chụp ảnh vùng có bệnh tích điển hình.

* Phương pháp soi tươi manh tràng

Tiến hành mổ khám cơ quan tiêu hoá gà (Theo Trịnh Văn Thịnh, 1963 [10];

Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [2]). Dùng dao mổ nạo nhẹ niêm mạc manh tràng, lấy một ít niêm mạc và chất chứa trong manh tràng (bằng hạt đỗ xanh) cho lên phiến kính đã có sẵn 1 giọt nước cất; dùng góc la men khuấy đều rồi đậy lamen lên để dàn thành một lớp mỏng; sau đó soi dưới kính hiển vi (10 x 20 hoặc 10 x 40) để phát hiện H. meleagridis qua sự di chuyển đơn bào nhờ sự vận động của roi.

* Phương pháp làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin.

Các bước tiến hành:

+ Lấy mẫu bệnh phẩm (gan, manh tràng): cắt phần bệnh phẩm có nhiều tổn thương.

+ Cốđịnh bệnh phẩm bằng dung dịch Formon 5 %.

+ Rửa nước 12 - 24 h (rửa dưới dòng nước chảy nhẹ) để trôi hết Formol. + Khử nước: dùng cồn tuyệt đối để rút nước từ trong bệnh phẩm ra

+ Làm trong bệnh phẩm: ngâm bệnh phẩm qua hệ thống xylen để làm trong bệnh phẩm

+ Tẩm parafin: ngâm bệnh phẩm đã làm trong vào các cốc đựng parafin nóng chảy, đểở tủấm nhiệt độ 500C.

+ Đổ Block: rót parafin nóng chảy vào khuôn giấy rồi đặt miếng tổ chức (bệnh phẩm) đã tẩm parafin vào. Khi parafin đông đặc hoàn toàn thì bóc khuôn. Sửa lại Block cho vuông vắn.

+ Cắt và dán mảnh: cắt bệnh phẩm trên máy cắt Microcom, độ dày mảnh cắt khoảng 3 - 4 µ m. Dán mảnh cắt lên phiến kính bằng dung dịch Mayer (lòng trắng trứng 1 phần, glyxerin 1 phần; 1 ml hỗn hợp trên pha trong 19 ml nước cất).

+ Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp Hematoxilin - Eosin

+ Gắn lamen bằng Baume canada, dán nhãn và đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học độ phóng đại 150 - 600 lần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huy ện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)