Tỷ lệ nhiễm H meleagridis theo kiểu nền chuồng nuôi gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huy ện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị. (Trang 53)

Một câu hỏi đặt ra là kiểu nền chuồng có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm đơn bào

H. meleagridis? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 240 gà nuôi

ở các kiểu nền chuồng khác nhau. Kết quả thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo kiểu nền chuồng nuôi gà Kiểu nền chuồng Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Nền đất 133 60 45,11 Nền xi măng hoặc lát gạch 107 22 20,56 Tính chung 240 82 34,17

Bảng 4.5 cho thấy: Đối với gà nuôi trên chuồng nền đất, chúng tôi tiến hành mổ khám 133 con, có 60 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 45,11 %. Đối với gà nuôi trên nền chuồng xi măng và lát gạch, chúng tôi tiến hành mổ khám 107 con, có 22 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 20,56 %.

Từ kết quả trên chúng ta có nhận xét: khi nuôi gà trong chuồng nền đất gà nhiễm H. meleagridis nhiều hơn so với nền xi măng hoặc lát gạch. Lý giải nguyên

nhân này, chúng tôi cho rằng, công tác vệ sinh chuồng trại có liên quan mật thiết

đến chất liệu làm nền chuồng. Nền đất gây khó khăn hơn trong việc vệ sinh chuồng nuôi, nhất là những ngày mưa gió, độ ẩm cao. Tình trạng vệ sinh thú y không đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh tồn tại và phát triển. Những hộ

chăn nuôi gà trong chuồng nền xi măng hoặc lát gạch thì việc thu gom phân ủ dễ

dàng, phun thuốc sát trùng chuồng trại có hiệu quả hơn. Nền đất ảnh hưởng lớn đến khả năng cảm nhiễm bệnh H. meleagridis. Có thể hiểu nuôi gà ở nền đất, ngoài khâu vệ sinh chuồng trại cho gà gặp khó khăn, còn khó kiểm soát được sự ô nhiễm của nền chuồng tới vật nuôi. Đặc biệt, nếu nuôi lâu năm, hoặc đất đã bị nhiễm trứng giun kim thì gà dễ dàng bị nhiễm giun kim, làm cho gầy yếu sinh trưởng kém, dễ bị

mắc bệnh đầu đen hoặc các bệnh kế phát khác như bệnh Leucocytozoon, và các bệnh khác.

Tyzzer E. E. và Collier J. (1925) [44] cho rằng, bệnh đầu đen xảy ra chủ yếu trên những đàn gà nuôi thả vườn, nơi gà thường xuyên tiếp xúc với môi trường đất. Kết quả trên nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả trên.

Như vậy, kiểu nền chuồng cũng là một yếu tố liên quan tới khả năng và mức

độ lây nhiễm bệnh đầu đen ở gà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huy ện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị. (Trang 53)