Sử dụng thuốc điều trị bệnh đầu đen cho gà ở huyện Phú Bình,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huy ện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị. (Trang 62)

Thái Nguyên

Sau quá trình điều tra tình hình dịch tễ và nghiên cứu về bệnh đơn bào H.

làm giảm thiệt hại do bệnh gây ra, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm 2 phác đồđiều

trị bệnh đầu đen cho gà để xác định phác đồ có hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Mỗi phác đồ gồm có:

- Thuốc diệt đơn bào - Thuốc trị triệu chứng

- Thuốc nâng cao thể trạng và sức đề kháng

Chúng tôi đã sử dụng mỗi phác đồ điều trị cho 20 gà bệnh, kết quả điều trị được trình bày ở bảng 4.11. Bảng 4.11. Hiệu lực của phác đồđiều trị bệnh đầu đen cho gà trên thực địa Phác đồ Thuốc điều trị, trợ sức Liều lượng Liệu trình điều trị Số gà điều trị (con)

Kết quả theo dõi sau 10 ngày điều trị Số gà hết triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) I T. Avibrasin 1ml/5kgTT Tiêm bắp 1 lần/ ngày, trong 3 ngày 20 18 90,00 T. Flox C 4 gam Pha vào 4 lít nước, cho gà uống liên tục 4 ngày đêm T. Cúm gia súc 4 gam T. Coryzin 4 gam Giải độc Gan - Thận - Lách 4 gam Gluco.K.C 20 gam II Macavet 1ml/7kgTT Tiêm bắp 1 lần/ ngày, trong 3 ngày 20 17 85,00 Hepaton 4 gam Pha vào 4 lít nước, cho gà uống liên tục 4 ngày đêm T. Cúm gia súc 4 gam T. Coryzin 4 gam Giải độc Gan - Thận - Lách 4 gam Gluco.K.C 20 gam

Qua bảng 4.11 cho thấy: Hiệu quả điều trị bệnh đơn bào H. meleagridis của 2 phác đồđiều trị là khác nhau.

- Phác đồ I:

Sau 10 ngày dùng thuốc, kiểm tra thấy trong số 20 gà bệnh được điều trị có 18 gà khỏi bệnh (gà khỏe mạnh, ăn uống bình thường và không xuất hiện trở lại triệu chứng của bệnh), số gà chết là 2 con, chiếm tỷ lệ 10,00 %. Hiệu lực điều trịđạt 90,00 %.

- Phác đồ II:

Sau 10 ngày dùng thuốc, kiểm tra thấy trong số 20 gà bệnh được điều trị có 17 gà khỏi bệnh ( gà khỏe mạnh, ăn uống bình thường và không xuất hiện trở lại triệu chứng của bệnh), số gà chết là 3 con, chiếm tỷ lệ 15,00 %. Hiệu lực điều trịđạt 85,00 %.

Qua kết quả thử nghiệm 2 phác đồđiều trị bệnh đơn bào H. meleagridis cho

gà chúng tôi nhận xét: sử dụng hai phác đồ trên điều trị bệnh đầu đen cho gà đều cho kết quả tương đối cao, hiệu lực điều trị của phác đồ I đạt hiệu quả cao hơn (90,00 %) so với phác đồ II (85,00 %).

Từ kết quả sử dụng phác đồ I và II điều tri bệnh đầu đen cho gà chúng tôi đã khuyến cáo và hướng dẫn các hộ nuôi gà ở 4 xã của huyện Phú Bình cách sử dụng phác đồ I để điều trị cho đàn gà của các hộ. Qua theo dõi chúng tôi thấy việc dùng phác đồ I điều trị bệnh đầu đen cho gà ở các hộ tại Phú Bình có hiệu lực khá tốt, góp phần giảm tỷ lệ gà chết, từđó góp phần làm tăng năng xuất chăn nuôi gà.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và sử dụng thuốc điều trị

bệnh đầu đen cho gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi có những kết luận sau:

- Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại 4 xã: Tân Kim, Tân Khánh, Tân Hòa, Xuân Phương của huyện Phú Bình là 34,17 %, dao động từ 11,67 % - 58,33 %.

- Gà ở tất cả các lứa tuổi đều nhiễm đơn bào H. meleagridis. Tỷ lệ nhiễm

đơn bào H. meleagridis ở gà có xu hướng giảm dần theo tuổi.

- Gà nuôi theo phương thức chăn thả hoàn toàn có tỷ lệ nhiễm đơn bào H.

meleagridis cao hơn so với phương thức nuôi nhốt (52,50 % so với 15,49 %).

- Chuồng nền đất tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis cao hơn nền xi măng hoặc lát gạch (45,11 % so với 20,56 %).

- Tình trạng vệ sinh thú y ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm H. meleagridis. Vệ sinh thú y tốt tỷ lệ nhiễm đơn bào thấp (14,10 %), vệ sinh thú y kém tỷ lệ nhiễm cao (59,21 %).

- Giun kim Heterkis gallinarum là kí chủ trung gian của đơn bào H. meleagridis:

+ Tỷ lệ nhiễm giun kim ở gà mổ khám tại huyện Phú Bình là 43,75 %, gà nhiễm giun kim chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình (36,19 % và 44,76 %).

+ Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tỷ lệ thuận với tỷ lệ nhiễm giun kim. + Tỷ lệ ô nhiễm trứng giun kim ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà ở huyện Phú Bình là khá cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phác đồ I có hiệu lực điều trị bệnh đầu đen cho gà đạt 90,00 %, phác đồ II có hiệu lực đạt 85,00 %.

5.2. Tồn tại

Số lượng gà mổ khám và làm xét nghiệm chưa nhiều, phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp nên chưa đánh giá khách quan về tình hình nhiễm bệnh đơn bào H.

5.3. Đề nghị

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm đơn bào H.

meleagridis ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên khá cao. Vì vậy, chúng tôi

có một sốđề nghị sau:

- Các hộ chăn nuôi gà cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh đầu đen cho gà: chuồng trại xây nơi cao ráo, thoáng mát, thường xuyên vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại; định kỳ phun thuốc sát trùng, để trống chuồng

đúng thời gian qui định, thực hiện biện pháp tiêu diệt ký chủ trung gian gây bệnh; tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho đàn gà, phải định kỳ tẩy giun sán cho gà.

- Điều trị bệnh đầu đen cho gà bằng phác đồ I.

- Tiếp tục nghiên cứu bệnh đầu đen ở gà tại các địa phương khác và dùng thuốc điều trị bệnh với quy mô lớn hơn để có kết luận chính xác về hiệu quả của thuốc sử dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002), 109 bệnh gia cầm và

cách phòng trị, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 51 - 57.

2. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 130 - 133, 138 - 140.

3. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang

(2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 72 - 78.

4. Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở vật nuôi, Nhà

xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 92 - 95.

5. Bùi Lập, Phạm văn Khuê, Phan Lục và Đoàn Tuân (1969), Về giun sán ở gà ở

các tỉnh Hà Bắc, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp.

6. Lê Hồng Mận, Xuân Giao (2001), Hướng dẫn điều trị các bệnh cho gà, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội, tr. 32 - 33, 35 - 36.

7. Nguyễn Hữu Nam, Lê Văn Năm, Nguyễn Vũ Sơn (2013), “Một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu bệnh do Histomonas meleagridis gây ra ở gà thả vườn”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y tập XX, số 2, tr. 42 - 47.

8. Lê Văn Năm (2010), Bệnh viêm Gan - Ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh đầu đen, bệnh kén ruột thừa, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, số 3 tập II, tr. 53 - 58.

9. Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi, Nhà

xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 126 - 131.

10.Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội, tr. 192 - 267.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huy ện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc điều trị. (Trang 62)