Mặc dù Chi nhánh cũng đã sử dụng phương pháp phỏng vấn. Tuy nhiên, chưa tận dụng hết được các ưu điểm của phương pháp này và còn mang tính chủ quan của người phỏng vấn. Để có được kết quả phỏng vấn tốt và mang tính chuyên nghiệp, Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa kỹ năng phỏng vấn của người làm công tác tuyển dụng. Các câu hỏi phỏng vấn đưa ra phải có chất lượng, phải mang tính chuyên nghiệp, nhằm làm sao khi đưa ra có thể thu thập được những thông tin cần thiết mà nhà tuyển dụng quan tâm và muốn
biết. Hơn nữa phải nâng cao kỹ năng phỏng vấn. Phỏng vấn không chỉ là người hỏi, người trả lời mà nó phải là cuộc đối thoại, trao đổi thông tin giữa nhà tuyển dụng và ứng viên để từ đó hai bên có thể hiểu nhau hơn và có đầy đủ thông tin cần về ứng viên. Nên chuẩn bị kỹ cho cuộc phỏng vấn, trước cuộc phỏng vấn phải biết được mình cần những thông tin gi từ ứng viên để có những câu hỏi nhằm làm cho thông tin mình muốn biết được sáng tỏ.
Sau khi phỏng vấn xong có thể dùng mẫu đề xuất, đánh giá phỏng vấn để lựa chọn các ứng viên. Xem phiếu phỏng vấn, đề xuất tiếp nhận nhân sự vào làm việc tại Chi nhánh tại bảng 3.2.3
Muốn cho quá trình phỏng vấn được diễn ra một cách thành công thì Chi nhánh nên bổ sung thêm phương pháp trắc nghiệm. Với phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao nếu kết hợp với phương pháp phỏng vấn.
Đối với lao động quản lý thì phương pháp này sẽ đưa ra đầy đủ các tình huống và giúp họ nhìn nhận vấn đề một cách bao quát nhất và có thể xem xét luôn cách họ giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn như thế nào? Cách họ phản ứng và giải quyết vấn đề đó ra sao?.... Qua đó cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác năng lực của ứng viên hơn mà trong hồ sơ của họ ta không thể tin tưởng hết được.
Đối với những lao động làm các công việc giản đơn chỉ cần thi sát hạch nghiệp vụ như bảo vệ, lái xe… thì việc dùng phương pháp này sẽ rất có hiệu quả. Chúng ta có thể đặt ra các tình huống giả định trên thực tế để thử phản ứng của họ và cách giải quyết của họ như thế nào?...
Chi nhánh cúng có thể xem xét phương pháp này để có thể hoàn thiện hơn trong quá trinh tuyển chọn lao động. Một vài hình thức thi trắc nghiệm có thể áp dụng như:
- Trắc nghiệm khả năng chuyên môn: Chúng ta có thể trắc nghiệm qua một số tình huống cụ thể. Ví dụ chúng ta có thể đưa ra một số tình huống giả định để xem cách giải quyết trên thực tế của họ ra sao? Đối với lao động quản lý, chúng ra có thể đưa các giả định tình huống về xu hướng biến động về tình hình trên thị trường như giá cả, các chính sách pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng để xem họ sẽ giải quyết như thế nào… Còn đối với lao động tuyển vào làm bảo vệ hay lái xe, chúng ta có thể đưa ra các giả định tình huống thực tế cho họ hành động và giải quyết. Như vậy qua đó chúng ta cũng có thể thấy được khả năng, phản ứng của họ trước những sự kiện thực tế…
- Trắc nghiệm tâm lý: Việc sử dụng hình thức trắc nghiệm tâm lý giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về đạo đức nhân cách, tính cách của họ, xem họ có phù hợp với công việc dự tuyển hay không? Ví dụ chúng ta có thể sử dụng biện pháp này để xem tính cách người đó ra sao? hướng nội hay hướng ngoại? dễ hoà đồng hay khó hoà đồng? Tính khí nóng hay trầm?... để ta có cách giải quyết cho phù hợp. Ví như chúng ta tuyển một Trưởng phòng Nhân sự thì đó phải là người khéo léo trong giao tiếp, thiên về hướng ngoại, tính khí ôn hoà….
- Ngoài ra còn một số hình thức trắc nghiệm khác như trắc nghiệm trí thông minh sử dụng các bài test IQ, trắc nghiệm cá tính sử dụng các bài test EQ, trắc nghiệm sở thích….