Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ hoạt động

Một phần của tài liệu Một số gải pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Trung học phổ thông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Trang 89)

- So sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực.

7.Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ hoạt động

kiện phục vụ hoạt động

KTNB trường THPT 78,0 22,0 0 91,4 8,6 0

Nhận xét:

Từ kết quả khảo sát trên đây, chúng tôi có thể khẳng định rằng các giải pháp mà đề tài đề xuất đều có tính khả thi cao, nhất là ở các giải pháp 1, 2 và 3.

- Kết quả triển khai ở trường THPT Nguyễn Khuyến trong học kỳ II năm học 2012 – 2013, tuy thời gian chưa dài (hơn 3 tháng), song đã thu được những kết quả bước đầu:

+ Nhận thức và nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên về hoạt động kiểm tra nội bộ đã được nâng lên.

+ Hoạt động kiểm tra nội bộ đã đi vào nề nếp, theo kế hoạch.

+ Việc đánh giá, tư vấn, thúc đẩy bước đầu đã tương đối chính xác theo các tiêu chí. Hiện tượng đánh giá chung chung, theo cảm tính, theo kinh nghiệm...đã hạn chế.

+ Việc tự kiểm tra của mỗi bộ phận, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc đánh giá, tự điều chỉnh theo hướng tích cực.

+ Nhà trường cũng đã tự kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí đánh giá, xếp loại của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang. Từ đó rút ra những mặt làm tốt để tiếp tục phát huy, đồng thời rút ra những mặt còn hạn chế, khiếm khuyết để có biện pháp điều chỉnh, khắc phục.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu các tồn tại trong công tác kiểm tra nội bộ các trường THPT trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Chúng tôi mạnh dạn đề ra một số giải pháp quản lý mà theo chúng tôi có thể góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ của các trường THPT trên địa bàn. Các giải pháp chúng tôi đề ra sau khi nghiên cứu tính lôgic và tính khả thi đã được xây dựng theo cấu trúc: Xác định mục đích, xác định các nội dung, đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện và cuối cùng là đề nghị các điều kiện đảm bảo cho thực hiện được giải pháp đó. Những giải pháp chúng tôi đề xuất có thể không mới so với nhiều trường THPT trên các địa bàn khác, nhưng nó là kết quả của quá trình điều tra khảo sát ở các trường trên địa bàn huyện Thoại Sơn, nhận thấy nó phù hợp với các trường trên địa bàn. Với mong muốn của chúng tôi là đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác KTNB, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp nâng cao chất lượng giáo dục của các trường trên địa bàn huyện Thoại Sơn. Với khả năng của mình trong trình bày vấn đề không khỏi còn những sơ sài, khiếm khuyết chúng tôi rất mong muốn được sự góp ý bổ sung của mọi người.

Một phần của tài liệu Một số gải pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Trung học phổ thông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Trang 89)