- So sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực.
00 44 57,9 32 42,1 Qua phân tích số liệu ở bảng về thực trạng quản lý công tác KTNB
Qua phân tích số liệu ở bảng về thực trạng quản lý công tác KTNB chúng tôi nhận thấy rằng công tác này ở các trường THPT đã được chú trọng (tốt và bình thường chiếm tỷ lệ khá cao trong các nội dung được khảo sát).
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
2.4.1. Thành công
Quản lý chất lượng đầu vào (trước khi tiến hành kiểm tra): có tập trung xây dựng kế hoạch kiểm tra, lựa chọn đội ngũ nòng cốt trong nhà trường xây dựng lực lượng kiểm tra; tổ chức thông báo kế hoạch, chuẩn bị nhận thức cho
đội ngũ toàn trường về việc tổ chức hoạt động KTNB; tạo môi trường hoạt động kiểm tra như đưa vào hoạt động thi đua, kết hợp các đoàn thể để có tác động nhất định đến đội ngũ nhà trường; có một số quy định về hoạt động của thành viên Ban KTNB.
Quản lý quá trình thực hiện: Quản lý tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm tra, quản lý tổ chức hoạt động kiểm tra, có theo dõi, xem xét hoạt động thành viên Ban KTNB trong khi tiến hành kiểm tra, qua xác nhận chữ ký các bên trong biên bản kiểm tra, có thu thập thông tin để có thể giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh, hỗ trợ nghiệp vụ cho người kiểm tra. Có tạo điều kiện cho người kiểm tra, đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động kiểm tra. Tổ chức thực hiện các yêu cầu cơ bản về hồ sơ kiểm tra, hồ sơ minh chứng.
Quản lý chất lượng đầu ra (các hoạt động sau kiểm tra): Có tổ chức một số hành động nhằm điều chỉnh trong quản lý nhà trường trên cở sở kết luận kiểm tra, có quan tâm chấn chỉnh các hạn chế sai sót được phát hiện qua kiểm tra.
2.4.2. Hạn chế
Quản lý chất lượng đầu vào (trước khi tiến hành kiểm tra): Kế hoạch kiểm tra chưa khoa học, chưa toàn diện, chưa gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch hoạt động nhà trường; việc xây dựng kế hoạch chưa căn cứ vào nhiệm vụ năm học, kế hoạch chưa toàn diện, nội dung chi tiết kiểm tra việc gì chưa rõ ràng; lực lượng kiểm tra đa số là các tổ trưởng chuyên môn, chưa huy động và phát huy hết năng lực của đội ngũ nhà trường tham gia vào công tác kiểm tra.
Quản lý quá trình thực hiện: Nhiều đơn vị chưa có quy chế hoạt động Ban KTNB, chưa xác định rõ ràng vai trò, vị trí Ban KTNB trong cấu trúc quản lý nhà trường; chưa ban hành các quy trình để thực hiện các thủ tục
trong tiến hành kiểm tra; chưa chú ý việc chỉ đạo để thu nhận thông tin, xử lý thông tin từ hoạt động kiểm tra. Điều này dẫn đến cơ sở kiểm tra chưa rõ ràng, chưa có tiêu chuẩn cụ thể sát hợp với thời điểm, với nhiệm vụ năm học của bộ phận, cá nhân; nhiều biên bản kiểm tra các nhận xét còn sơ sài, còn bỏ trống phần kiến nghị của người kiểm tra; đối tượng kiểm tra thường cũng không có kiến nghị, đề xuất ngược với quản lý; việc sinh hoạt định kỳ trong Ban KTNB cũng hạn chế, chưa thấy rõ vai trò điều hành của Trưởng ban, Phó Trưởng ban KTNB. Việc kiểm tra đôi khi giao khoán cho thành viên Ban KTNB nên kiểm tra chưa sát, đánh giá còn dễ dãi, chưa phát huy tác dụng của kiểm tra.
Quản lý chất lượng đầu ra (các hoạt động sau kiểm tra): Chưa thực hiện tốt các bước cần thiết để xử lý tốt thông tin được thu nhận từ kiểm tra, các thông tin vẫn còn đơn lẻ, chưa được tổng hợp để có một đánh giá toàn diện. Điều này dẫn đến, việc tổ chức hành động nhằm điều chỉnh trong quản lý nhà trường trên cở sở kết luận kiểm tra còn chung chung. Công tác quản lý KTNB chưa được sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm theo đối tượng. Hoạt động quản lý điều chỉnh sau kiểm tra chưa thực hiện:
+ Đánh giá toàn bộ hoạt động nhà trường qua kiểm tra như: củng cố, tăng cường chất lượng hoạt động của toàn bộ hoạt động nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ; đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo quản lý của nhà trường theo các cấp: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng; và các thành viên trong nhà trường. Đây là những yêu cầu cần thiết nhất phục vụ cho công tác quản lý nhưng chưa được thực hiện tốt.
+ Ban KTNB: Nhằm xem xét việc tổ chức, đánh giá hoạt động Ban KTNB, thành viên Ban KTNB để củng cố, tăng cường năng lực, chất lượng hoạt động cho Ban KTNB; đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng với Ban KTNB, chất lượng tham mưu, tư vấn của Ban KTNB
cho Hiệu trưởng về công tác kiểm tra. Đây là yêu cầu cần thiết nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm tra nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
2.4.3. Nguyên nhân 2.4.3.1. Về khách quan
Hệ thống các văn bản về KTNB trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa đầy đủ, rõ ràng; nhiều vấn đề chưa có sự thống nhất trong chỉ đạo thực hiện, tính pháp lý của một số văn bản không cao, khó vận dụng. Sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên có lúc thiếu cụ thể, sâu sát, còn mang tính bao cấp nên đã hạn chế tính chủ động của đơn vị.
2.4.3.2. Về chủ quan của cán bộ quản lý trường THPT
Do vận dụng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra vào công tác KTNB, dẫn đến nhiều Hiệu trưởng nhìn công tác KTNB nhà trường từ góc nhìn của người bên ngoài nhà trường. Chưa hình thành một nhu cầu kiểm tra thật sự của nhà trường, còn bị động và lệ thuộc vào công tác chỉ đạo về KTNB của cấp trên; chưa gắn trách nhiệm của người quản lý với kết quả hoạt động của nhà trường, nên nội dung chi tiết để kiểm tra các cá nhân, bộ phận chưa toàn diện, chưa sát hợp với nhiệm vụ năm học, chưa phát huy được tính độc lập trong công việc, phần lớn thực hiện theo kế hoạch hướng dẫn của cấp Sở.
Đồng thời do kế hoạch năm học xây dựng còn chung chung, chưa định ra biện pháp thực hiện, chỉ tiêu cụ thể. Từ đó việc xác định tiêu chuẩn kiểm tra, xác lập nhu cầu thông tin về đối tượng kiểm tra chưa rõ ràng cho nên yêu cầu cung cấp thông tin trong quá trình kiểm tra chưa sâu sát, chưa được đánh giá đúng mức; các thông tin trong kiểm tra còn khá chung chung, thiếu cụ thể, từ đó dẫn đến chất lượng hoạt động điều chỉnh trong quản lý nhà trường chưa cao. Trong quản lý nhà trường, việc thiết lập các quy chế hoạt động các cá nhân, bộ phận không đầy đủ, không có bảng mô tả công việc, không xây dựng
quy trình các nghiệp vụ chủ yếu như quy trình quản lý hồ sơ học vụ, điểm số, tài chính, cũng như quy trình thành lập, tổ chức, thực hiện các hoạt động các hội đồng tư vấn trong nhà trường nên việc tiến hành kiểm tra cũng khó khăn hay dẫn đến kiểm tra sơ sài, bỏ sót, hạn chế rất lớn cho công tác tự kiểm tra.
Do chưa xác định vị trí của Ban KTNB trong cấu trúc quản lý nhà trường nên việc xác lập vai trò, nhiệm vụ của Công tác KTNB của các trường chưa rõ ràng, việc đầu tư hoạt động chưa đúng mức, chỉ đạo công tác kiểm tra mang tính đơn lẻ cho từng thành viên Ban KTNB; việc sinh hoạt Ban KTNB chưa được gắn kết chặt chẽ, nhất là trong nghiên cứu xây dựng các quy trình thủ tục kiểm tra, dẫn đến việc quản lý, quản lý hoạt động của Ban KTNB của nhà trường với tư cách Hiệu trưởng nhiều hơn, nên làm mờ nhạt vai trò Trưởng ban, Phó Ban KTNB.
Tuy nhiên, nhìn chung công tác KTNB của các trường đã được xây dựng khá ổn định, qua kiểm tra cũng đã góp phần củng cố nề nếp hoạt động trong nhà trường, công tác quản lý nhà trường THPT.
Kết luận chương 2
Việc khảo sát thực trạng công tác KTNB các trường đã phần nào cho thấy được chất lượng quản lý công tác KTNB trường THPT. Bên cạnh những thế mạnh, nề nếp các trường đã thực hiện thì những hạn chế, tồn tại trong thời gian qua cũng đã được phân tích rõ các nguyên nhân. Để phát huy những ưu điểm và góp phần khắc phục các hạn chế, những giải pháp trong Chương 3 sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ trường trung học phổ thông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, đồng thời để công tác KTNB trường học đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng những yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà trường hiện nay.