công ty mẹ - con trên địa bàn Đồng bằng Sông Cửu Long
- Bên cạnh sự hỗ trợ của Bộ tài Chính và hội nghề nghiệp thì bản thân doanh nghiệp cũng phải tự học hỏi, tìm tòi những phương pháp, cách thức mới ứng dụng phù hợp với tình hình thực tế của mình trong khuôn khổ các quy định của Bộ Tài Chính.
- Các công ty cần tạo điều kiện cho các nhân viên tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn về báo cáo tài chính hợp nhất thường xuyên để cập nhật những vấn đề mới phù hợp với tình hình thực tế, không phải chỉ riêng các nhân viên chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Kết luận chương 3
Hiện nay, ở Việt Nam các vấn đề về hợp nhất, mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp. Chính vì thế, công tác lập BCTCHN đểđảm bảo tính trung thực, hợp lí, phản ánh đúng thực tế hoạt động của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích quản lý và các quyết định đầu tư
của người sử dụng đang gặp nhiều khó khăn. Qua thực tế nghiên cứu về công tác lập BCTCHN tại một số công ty cổ phần trên địa bàn Đồng bằng Sông Cửu Long cho thấy các doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập trong việc lập BCTCHN. Do đó, rất cần sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài Chính, các cơ sở đào tạo và bản thân các doanh nghiệp cũng nổ lực để công tác lập BCTCHN được hoàn thiện hơn. Nhận thấy được thực tế này, tác giả đã đề
xuất một số giải pháp cụ thểở chương 3 (chủ yếu là đối với doanh nghiệp) về
việc sử dụng các sổ chi tiết để theo dõi khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu, các trường hợp cần lưu ý về lợi ích của cổđông thiểu số nếu công ty con không bị sở hữu 100%, các mô hình cầm giữ cổ phiếu lẫn nhau và phương pháp kế toán cần áp dụng phù hợp với mỗi mô hình này.
KẾT LUẬN
Hiện nay, với Việt Nam, vấn đề hợp nhất kinh doanh và lập BCTC hợp nhất càng trở nên quen thuộc với cả các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người sử
dụng thông tin về BCTC. Các doanh nghiệp Việt Nam đang hòa mình vào nền kinh tế chung của thế giới với nhiều cạnh tranh và cơ hội kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn muốn mình đứng vững thì họ phải tìm cách liên kết với nhau để cùng nhau phát triển. Chính vì thế, các hình thức mua bán, hợp nhất, sáp nhập và đầu tư lẫn nhau giữa các công ty xảy ra thường xuyên. Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đang diễn ra các quá trình này, nhưng chưa nhiều lắm.
Bộ Tài Chính cũng đã ban hành nhiều chuẩn mực và thông tư hướng dẫn liên quan đến hợp nhất và lập BCTC hợp nhất để các doanh nghiệp vận dụng vào tình hình thực tế tại đơn vị mình. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và các doanh nghiệp luôn muốn đơn giản hóa vấn đề nên cũng có lúc làm ảnh hưởng đến thông tin cung cấp cho người sử dụng. Qua khảo sát về tình hình lập BCTC hợp nhất của các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng bằng Sông Cửu Long, người viết đã nhận ra một số
vấn đề còn chưa hợp lý về thực tế áp dụng chuẩn mực kế toán và người viết đã
đưa ra giải pháp để giúp các doanh nghiệp này hoàn thiện hơn.
Nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức và nguồn thông tin thu thập
được từ các doanh nghiệp nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và người đọc để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính ứng dụng hơn trong thực tiễn. Xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài Chính, Thông tư 161/2007/TT-BTC, Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chín, 2007.
2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam.
3. Khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Kinh tế TP.HCM, 2010, Bài giảng Kế toán tài chính cao cấp 1 và 2 (hệ cao học).
4. Ngô Hoàng Điệp, 2008, Mở rộng phạm vi sử dụng phương pháp vốn chủ sở
hữu nhằm tăng tính hữu ích của thông tin về các khoản đầu tư tài chính dài hạn ở Việt Nam.
5. Nguyễn Thị Hoàng Lan, 2008, Hoàn thiện chính sách kế toán áp dụng cho hợp nhất kinh doanh và lập BCTC HN sau khi HNKD ở Việt Nam.
6. PGS,TS. Bùi Văn Dương, 2009, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
Các vấn đề lý luận và thực tiễn của kế toán hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam. 7. Ths. Chúc Tú Anh, 2010 (tạp chí kế toán), Lập BCLCTT hợp nhất theo chuẩn mực quốc tế: Kinh nghiệm đối với Việt Nam.
8. Trần Thùy Anh, 2007, Thực trạng và giải pháp để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tiếng Anh 9. IAS 27